quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Quảng Nam: Đưa rừng pơ mu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo

Thứ Bảy, 06/08/2016 | 08:26:00 AM

Được đánh giá là nơi có quần thể rừng pơ mu với tuổi đời lớn nhất và số lượng tập trung dày đặc nhất tại Việt Nam, tỉnh Quảng Nam đang lên kế hoạch kêu gọi xúc tiến đầu tư, đưa “vương quốc Pơ mu” thành một điểm đến du lịch độc đáo, mới lạ.





Rừng pơ mu thuộc hai xã miền núi Axan và Tr’Hy, huyện Tây Giang, nằm trên núi Zi’liêng ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Rừng pơ mu được chính quyền Tây Giang phát hiện vào năm 2008, đến năm 2011 mới công bố. Quần thể pơ mu phân bố trên diện tích gần 500 ha với hơn 1.400 cây, trong đó có 725 cây có độ tuổi từ khoảng 300 đến hơn 1.000 năm vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
 

Rừng pơ mu tại Quảng Nam được coi là độc nhất vô nhị của cả nước với những cây có tuổi đời lên tới 1.000 năm. Ảnh: VGP/Lưu Hương


Hiện quần thể cây pơ mu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Đây được đánh giá là một trong những rừng cây gỗ quý hiếm nhất còn sót lại ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Phát triển du lịch gắn với bảo bảo vệ rừng

Ông Bhling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, hiện Huyện đã dựng lên 10 nhà Gươl tại vùng lõi pơ mu để phục vụ công tác bảo tồn và du lịch. Huyện cũng đang xúc tiến dựng các điểm dừng chân, mở dịch vụ du lịch homestay cho các hộ dân sinh sống quanh vùng đệm rừng Pơ mu.

Những năm tới, Tây Giang sẽ tiếp tục hoàn thành tất cả những cơ chế chính sách và thủ tục trong quản lý gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Trước mắt, Huyện sẽ thành lập tổ quản lý khu du lịch sinh thái văn hóa pơ mu.

Với định hướng đó, Huyện sẽ kiến nghị lãnh đạo các cấp cần có những chính sách ưu tiên, đặc biệt có chính sách kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch phía tây Quảng Nam, trong đó điểm nhấn là tiếp tục phát triển, bảo vệ tốt quần thể cây di sản rừng pơ mu.

Với nguồn tài nguyên độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn, người dân thân thiện…, nếu được đầu tư về hạ tầng giao thông và quảng bá tốt thì chắc chắn 500 ha rừng pơ mu sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Nguồn:Báo Chính Phủ

Lượt xem: 2984

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE