HỘI NGHỊ COP 15
Phỏng vấn Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam: Rất mong là tôi dự báo sai
Thứ Tư, 09/12/2009 | 06:45:00 PM
Câu nói này của TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch (CT) Hội BVTN&MT Việt Nam được chốt lại, sau khoảng nửa giờ trả lời phỏng vấn của một phóng viên về dự báo những kết quả sau hội nghị quốc tế lần thứ 15 về Biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Copenhagen (COP 15).
-PV: Nghe nói, có hơn 100 vị đứng đầu các nước trên thế giới đăng ký đến dự hội nghị quan trọng này, nên dư luận cho rằng sẽ có điều kỳ diệu xảy ra?.
-CT: Cũng như tất cả mọi người, lúc đầu tôi cũng đặt hy vọng vào COP 15. Sau hội nghị, chí ít cũng đưa ra được một khung pháp lý để buộc các nước phải giảm lượng khí phát thẩi gây hiệu ứng nhà kính. Bởi các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu (BĐKH) và giải pháp cụ thể lúc này là phải cùng nhau giảm lượng khí phát thải. Nhưng sự đồng thuận này rất khó xảy ra, bởi trước đây nhiều ngày đã có không ít ý kiến xin lùi hội nghị này khoảng một năm. Lý do mà họ đưa ra là không muốn chứng kiến COP 15 chỉ là Diễn đàn để những người đứng đầu các chính phủ đưa ra những lời hứa xuông.
-PV: Vậy chẳng lẽ, sẽ không có sự đồng thuận ở hội nghị này?
-CT: Không phải hoàn toàn như vậy, bởi tới nay ngoài một vài ý kiến lạc lõng ở đâu đó, còn lại hầu hết mọi người, dù không muốn nhưng cũng đều phải thừa nhận sự BĐKH đã và đang xảy ra trên hành tinh của chúng ta và nguyên nhân chính gây ra sự BĐKH là do khí thải nhà kính. Nhưng khi đặt vấn đề: ai là thủ phạm và quốc gia nào đang thải ra một lượng khí thải nhà kính nhiều nhất thì hầu như chưa có sự đồng thuận. Đặc biệt, khi trả lời: mỗi quốc gia phải hành động như thế nào để đạt mục tiêu đến năm 2050 để giảm lượng khí phát thải tới mức cần thiết, thì càng ít sự đồng thuận. Điều đáng ngạc nhiên là những ý kiến không đồng thuận lại xuất phát từ các nước có tiềm lực kinh tế và có trình độ khoa học công nghệ cao. Người ta viện ra rất nhiều lý do và cách tính khác nhau, để biện minh cho những hành động của mình và đổ lỗi cho các nước nghèo. Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước thảm hoạ này là rất đáng lên án. Vì nó như một sự miệt thị dư luận và thách thức lương tri loài người.
-PV: Việt Nam trông chờ gì vào hội nghị này?
-CT:. Chúng ta có quyền hy vọng vào kết quả tốt đẹp của COP 15, nhưng chúng ta không nên trông chờ vào bất cứ ai, mà chúng ta phải hành động theo Chương ttrình mục tieu quốc gia về BĐKH mà Chính phủ đã đề ra. Bởi Việt nam là một trong 5 quốc gia sẽ phải chịu tổn thất lớn nhất khi nước biển dâng do BĐKH. Vì thế, tất cả mọi người, các ngành, các cấp chính quyền và các đoàn thể phải hợp sức hành động để chống lại sự biến đổi này.
-PV: Nghe nói sau hội nghị Copenhagen, các nước phát triển sẽ góp khoảng 10 tỷ USD thành lập Quỹ dành cho các nước đang phát triển để chống lại BĐKH. Vây theo ông, Việt Nam nên dùng khoản tiền này như thế nào? .
-CT: Trước hết phải khẳng định: Một đồng dành cho việc chống lại BĐKH là rất đáng quý, nhưng 10 tỷ USD là một khoản tiền không phải là lớn, chỉ như muối bỏ bể so với những tính toán của các nhà khoa học đã đưa ra. Hơn nữa, không nên hiểu, đây là sự đóng góp nhân đạo của các nước giàu dành cho các nước đang phát triển. Hầu như ai cũng biết hậu quả của sự BĐKH.hôm nay là do các nước phát triển đã gây ra. Các nước đang phát triển cũng không cần "bắt vạ" những thủ phạm đã gây ra sự BĐKH và chắc chắn cũng không mong chờ gì nhiều ở sự đóng góp này. Cái mà họ cần lúc này là các nước phát triển phải nhanh chóng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam cũng vậy, chúng ta rất trân trọng sự hỗ trợ này dành cho đồng bào nghèo ở những vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt. Nhưng không nên nghĩ rằng quỹ này chỉ làm cho các nước đang phát triển được hưởng lợi, mà nó cũng là nguồn lực gián tiếp trợ giúp các nước phát triển. Vì hậu quả khốc liệt của BĐKH không chỉ dừng lại ở những vùng nhạy cảm, mà nó còn đưa đến nhiều hệ luỵ khác.Thể hiện rõ nhất là những luồng di cư từ các nước đang phát triển sẽ gia tăng áp lực đối với các nước phát triển../..
Quang Chính
Lượt xem: 1224
Các tin khác
Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân. (12/02/2018 01:57:PM)
Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường (11/06/2013 08:14:PM)
Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước (11/06/2013 06:38:AM)
Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước (10/06/2013 10:48:AM)
Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10 (04/06/2013 07:23:PM)
Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9) (03/05/2013 04:10:AM)
Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8): (30/04/2013 08:31:PM)
Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7) (30/04/2013 03:20:PM)
Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009 (28/04/2013 08:25:PM)