quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Phải thu gom ngay, càng sớm, càng nhanh càng tốt

Thứ Sáu, 03/09/2021 | 05:17:00 PM

(VACNE)- Đó là ý kiến của PGS TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam trả lời phỏng vấn của báo Đất Việt về hiện tượng các chất thải nguy hại tràn vào dọc bờ biển Quảng Bình những ngày gần đây.


 

Vet dau la doc bo bien Quang Binh: 'Chat thai nguy hiem'


Vết dầu loang trôi dạt vào bờ biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Ảnh: VNN

Vệt dầu loang dọc trên bãi biển xã Hải Ninh được phát hiện vào chiều ngày 31/8. Vệt dầu này kéo dài từ thôn Tân Định đến thôn Hiển Trung, thuộc bãi tắm của xã Hải Ninh. Tại nhiều điểm trên bờ, vết dầu trôi dạt, xuất hiện với mật độ khá dày và có nguy cơ loang rộng.


Theo PGS. TS Phùng Chí Sỹ  - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam,  trong tất cả các quy định của Việt Nam hay quốc tế đều cấm đổ các loại dầu nhớt ra biển bởi việc này sẽ gây ra nhiều chất độc hại cho môi trường biển.

Đối với xăng hay nhiên liệu diesel, là loại dầu rất nhẹ. Loại dầu nhẹ có đặc điểm là rất dễ bay hơi, vì vậy chúng thường không tồn tại lâu trong môi trường nước hoặc biển (thường không quá vài ngày).Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dầu nhẹ bị tràn, nó cũng có thể đem lại những mối nguy hiểm đáng kể.

Cụ thể nó có thể bắt lửa hoặc phát nổ ngay trên mặt biển. Hoặc, nhiều loại dầu nhẹ có thể giết chết động vật hoặc thực vật mà chúng chạm vào. Chúng cũng nguy hiểm đối với con người khí hít phải khói hay khi bị tác động lên da.

Còn đối với dầu nặng, về lâu dài nó sẽ có nhiều chất phân hủy tạo thành chất độc, gây ô nhiễm lâu dài cho vùng biển, các loại tôm, cá, thực vật biển. Dầu nặng không bay hơi được, dần dần tích tụ ở đó rồi sẽ bám vào cây cỏ, vào những thứ khác xung quanh rồi trôi xuống biển.

Dầu nặng có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu không dùng phương pháp loại bỏ. Loại dầu này là chất gây ô nhiễm hữu cơ thường xuyên nhất của hệ sinh thái dưới nước.

Bởi vậy, nếu xuất hiện dầu nặng trên bãi biển, việc đầu tiên theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ là phải thu gom lại, gom càng sớm, càng nhanh càng tốt. Nếu không gom được nhanh, khi gặp sóng to, dầu sẽ bám vào mặt biển ảnh hưởng đến mặt nước, không thể làm du lịch được.

Khi dầu rơi xuống đáy biển sẽ ảnh hưởng đến tôm, cua, cá mực, các loại hải sản khác. Hoặc bám vào muối thì con người sẽ không thể sử dụng được.

(Theo Datviet.vn)

Lượt xem: 2292

Các tin khác

Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang

(25/04/2025 02:41:PM)

Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn

(22/04/2025 05:35:PM)

Sách Sách và Sách

(20/04/2025 02:19:PM)

Xuyên đại ngàn theo dấu chân sao la ở Hà Tĩnh

(18/04/2025 07:05:AM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2025

(15/04/2025 08:28:AM)

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 03:12:PM)

Phóng sự ảnh Chương trình Phú Thọ - Khát vọng xanh năm 2025

(04/04/2025 09:12:AM)

VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”

(26/03/2025 04:11:PM)

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC

(25/03/2025 11:14:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE