quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Phải có cơ chế bảo tồn cây Di sản: Vì quá khứ là điểm tựa của tương lai

Thứ Sáu, 12/10/2012 | 09:33:00 PM

(VACNE) Đây là nguyện vọng của gần 200 nhà khoa học và đại diện cộng đồng, các cấp chính quyền cơ sở đến từ gần 30 tỉnh, thành phố, tại Hội nghị tổng kết 3 năm sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam, do Hội BVTN&MTVN (VACNE) phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKTVN (VUSTA) và UBND Quận Tây Hồ tổ chức ngày 12/10/2012 tại Hà Nội.

Khai mạc và phát biểu tổng kết Hội nghị, TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cảm ơn và đánh giá cao sáng kiến của VACNE và UBND quận Tây Hồ thành phố Hà Nội – nơi có phong trào vận động cộng đồng phát hiện và bảo vệ Cây Di sản Việt Nam tốt nhất cả nước. Tổng thư ký VUSTA cho rằng: Thành công của Hội nghị này thể hiện rất rõ: ở chỗ có nhiều nội dung phong phú, có đông đảo đạịi biểu của các ngành, các tầng lớp xã hội, các đoàn thể và địa phương tham gia; được các vị lãnh đạo quận Tây Hồ thành phố Hà Nội quan tâm. TS Phạm Văn Tân cũng nhắc nhở Hội BVTN&MTVN: Để phong trào bảo tồn Cây Di sản lan tỏa sâu rộng hơn nữa, cần phối hợp chặt chẽ vớii các cơ quan truyền thông tiếp tục tuyên truyền vận động các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng cùng quan tâm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam kiến nghị: các cơ quan chức năng của Nhà nước tạo hành lang pháp lý và ban hành những quy định cụ thể, cho phong trào bảo tồn cây Di sản phát triển; đồng thời gợi mở việc bảo tồn Cây Di sản Việt Nam bền vững, thông qua các phương thức khai thác du lịch, hoạt động văn hóa lịch sử, tâm linh…



Bà Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND Quận Tây Hồ
phát biểu chào mừng


Phát biểu chào mừng, bà Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND Quận Tây Hồ (Hà Nội) khẳng định: Sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội BVTN&MT Việt Nam phát động có ý nghĩa rất thiết thực với đời sống của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng và trở thành nét sinh hoạt văn hóa mới ttrong cộng đồng dân cư về ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên, trong đó có nhân dân và cán bộ quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Thạc sỹ Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học và TS Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách, đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên&Môi trường) đến dự Hội nghị. Bà Mai phát biểu và cho rằng: thông qua sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam đã trực tiếp bảo tồn các nguồn gene quý hiếm, đồng thời góp phần tích cực nâng cao nhận thức và xây dựng các hành vi ứng xử tốt hơn cho người dân đối với tài nguyên và môi trường.

Dự Hội nghị này, các đại biểu còn được nghe đánh giá và những ý kiến đóng góp rất sâu sắc của: GS.TS Đường Hồng Dật, Hội KHKT Bảo vệ thực vật về phòng chống sâu bẹnh cho cây ; GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản và nhiều ý kiến đồng thuận của GS.TSKH Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Hà Nội; TS. Bùi Phúc Khánh, Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Phú Thọ; ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Cao Bằng; ông Vũ Hoài Phương, Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin Quận Tây Hồ; ông Trần Văn Thành,Tổng GĐ Công ty Du lịch Đồ Sơn Hải Phòng …

Cùng với những đánh gia cao về tính thiết thực và giá trị nhân văn của sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, Chủ tịch các hội Phú Thọ, Cao Bằng và đại diện cộng đồng dân cư các xã: Thiệu Lý (Thanh Hóa), Hợp Hòa (Hòa Bình); Di Nậu (Phú Thọ), Đường Lâm và Vạn Thắng (Ba Vì - Hà Nội), dòng họ Lê xã Nghi Thịnh (Nghệ An) …cũng có nhiều kiến nghị rất cụ thể, nhằm bảo vệ tốt hơn những cây cổ thụ đã được vinh danh và phát triển phong trào phát hiện, cùng bảo tồn Cây Di sản. Trong đó chủ yếu là tạo cơ chế chính sách và hỗ trợ nguồn kinh phí cho sự kiện này.

Thay mặt VACNE và Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Sinh bày tỏ cảm ơn về sự ủng hộ của cộng đồng, của các vị lãnh đạo và các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đối với sự kiện này; chia sẻ với những tâm tư, nguyện vọng của người dân; đồng thời hứa sẽ cố gắng làm hết sức mình để hoàn thành tốt trọng trách được giao. Ông Chủ tịch VACNE cũng thông báo tin vui: bản thảo ấn phẩm “Cây di sản Việt Nam” do Hôi biên soạn đã cơ bản hoàn thành, được VUSTA hỗ trợ in và sẽ ra mắt bạn đọc vào một ngày gần đây.

Nhân dịp này, các đại biểu còn được chiêm ngưỡng 12 bức ảnh màu khổ lớn về những Cây Di sản Việt Nam và cây cổ thụ tiêu biểu của Việt Nam, do tác giả Lê Huy Cường (Hộị nghệ sỹ nhiếp ảnh cao tuổi Hà Nội) chụp và đưa đến trưng bày./.

Bích Thủy (VACNE)



Lượt xem: 1802

Các tin khác

Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam

(25/02/2025 09:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam tại Tân Trào

(24/02/2025 11:51:PM)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/02/2025 07:31:AM)

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE