quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Nước Việt thân yêu từ ô cửa máy bay

Thứ Sáu, 21/11/2014 | 08:22:00 PM

(VACNE) - Từ trên cao được ngắm đất nước thân yêu đang còn ngổn ngang xây dựng thì luôn có cảm giác khó tả. Xin gửi anh chị em một số tấm hình về một số vùng đất Việt nhìn từ độ cao vài trăm đến vài ngàn mét.

 
Mấy tháng nay tôi đi nhiều chuyến máy bay đến nhiều vùng trong nước để thực hiện các đề tài môi trường. Từ trên cao được ngắm đất nước thân yêu đang còn ngổn ngang xây dựng thì luôn có cảm giác khó tả. Xin gửi anh chị em một số tấm hình về một số vùng đất Việt nhìn từ độ cao vài trăm đến vài ngàn mét. Đáng tiếc máy ảnh không chuyên, thời tiết không đẹp nên hình khôngrõ nét.Nhưng đây là ảnh tôi tự chụp, không copy, không đụng hàng, nên mới dám chia xẻ với mọi người.


   
 
1. Mảnh đất trên 100 ha ở CHK Tân Sơn Nhất: đang được công ty BQP xây sân golf (được giải thích là “đất bẩn” “để chim không có nơi làm tổ, tránh tai nạn hàng không do chim chui vào động cơ máy bay”?)   


2. Ngoại ô TP HCM: “công xưởng của Việt Nam”, nơi tạo ra 30% GDP công nghiệp cả nước. Đã là “công xưởng” thì ắt kèm theo ô nhiễm, tuy nhiên số liệu quan trắc chất lượng nước của TP lại cho thấy gần 10 năm gần đây ô nhiễm các sông không tăng, nhiều khu vực còn giảm (sô liệu quan trắc nhiều tỉnh/TP cũng có xu hướng này (hơi khó giải thích nhưng không thể không tin).



 
    
3. Một góc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương – cũng là “công xưởng của Việt Nam”   





 4. Nơi hợp lưu 2 sông Đồng Nai (nhánh phải) và Sài Gòn (nhánh trái) tạo nên sông Nhà Bè (dòng lớn) “Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”


 
5. Cửa Tiểu và Cửa Đại: 2 trong 8 cửa sông Cửu Long đổ về biển Đông (nay chỉ còn 7 vì cửa Ba Lai đã bị ngành thủy lợi ngăn để “ngọt hóa” (lợi bất cập hại!).  




6. Đảo lớn Côn Sơn: nơi “thiên đường” sinh thái cộng sinh với nơi từng là “địa ngục trần gian”.


 
7. Hòn “7 cạnh” đảo lớn thứ 2 của quần đảo Côn Sơn – nơi có nhiều bãi đẻ rùa biển. VQG Côn Đảo có lẽ là 1 trong các khu được bảo tồn tốt nhất Việt Nam: cả trên đảo và dưới biển, chỉ tiếc không còn “nàng tiên cá” (Dugong dugong






  8. Quần đảo “Hải Tặc”  trong vịnh Thái Lan (biển Tây) – Kiên Giang. Vùng biển này nằm giữa đất liền Việt Nam – đảo Phú Quốc và Campuchia nên có lẽ trước đây có nhiều cướp biển?

 

 
9. Bờ Đông đảo Phú Quốc: vùng nước bị ô nhiễm do phù sa từ đất liền (bờ Tây đảo: mới là bãi biển du lịch).   

  



 10. Hồ Trị An (trên 200 km2) trên sông Đồng Nai – nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương; phía xa là VQG Cát Tiên. Nếu hồ Trị An, sông Đồng Nai bị ô nhiễm nặng thì các tỉnh miền Đông. TPHCM bị nguy cơ cao về cấp nước sạch.




11. Bờ biển Bắc Trung Bộ (khu vực Quảng Bình)






12. Bờ biển Bắc Trung Bộ: 1 resort ở Quảng Bình: biển xanh nước sạch: số liệu quan trắc cho thấy: hiện nay còn đạt QCVN nước biển ven bờ.



    
13. Khu vực Kỳ Anh - Nam Hà Tĩnh: vùng quê nghèo hồi nào nay đang trên đường tăng tốc CNH; tăng nhanh GDP kèm nguy cơ ô nhiễm, vấn đề xã hội và lao động Trung Quốc.




 
14. Nông thôn đặc trưng đồng bằng Bắc Trung Bộ (Nghệ An): vẫn còn rặng phi lao ngăn gió, phần lớn là nhà trệt (1 tầng), tường gạch, mái ngói; không thấy nhà tranh, tre.         



                    
 
15. Đà Nẵng: trung tâm kinh tế Nam Trung Bộ; trung tâm hành chính công (tòa màu xanh cao nhất) và khu downtown quận Hải Châu: còn thưa mảng cây xanh. 





16. Nơi sông Hàn đổ vào vịnh Đà Nẳng: phía xa là khu lấn biển 180 ha do công ty Hàn Quốc thực hiện; cầu Thuận Phước vượt cửa sông Hàn.





                                                                                                                                                               
17. Cảng Tiên Sa và Căn cứ Vùng 3 Hải Quân trong vịnh Đà Nẵng;






18. Mũi đèo Hải Vân và đảo nhỏ Sơn Chà án ngữ phía Bắc vịnh Đà Nẵng.Theo các nhà quân sự: nếu chính quyền TT-Huế cho Trung Quốc đầu tư làm resort tại đây thì vịnh Đà Nẳng bị khống chế; căn cứ Vùng 3 Hải Quân khó an toàn, nguy cơ ngoại xâm phương Bắc đe dọa.





      
19. Làng quê điển hình Đồng bằng sông Hồng gần Hà Nội: đất hẹp người đông, phần lớn nhà dân 2-3 tầng; nhà sát nhà; độ che phủ cây xanh trong làng có lẽ còn thấp hơn nội thành Hà Nội. Sáu (6) năm tôi học ở trường học sinh miền Nam tại huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Đông (chưa có tỉnh Hà Tây): ven làng nào cũng có lũy tre, phần lớn là nhà mái rạ nhưng mỗi nhà đều có mảnh vườn đầy cam, bưởi, nhót, táo… nay từ TP HCM quay lại: cảnh quan hoàn toàn khác lạ! Nếu quan sát bằng mắt: nông thôn ĐB sông Hồng hiện nay là giàu nhất, hạ tầng tốt nhất trong các vùng nông thôn nước ta dù không làm nhiều nông phẩm. ĐB sông Cửu Long (miền Tây) làm ra đến 70% lương thực, thủy sản, trái cây cho cả nước nhưng là vùng nghèo nhất về hạ tầng giao thông, điện, nhà cửa, y tế, giáo dục (so với Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng).




20. Bản làng Tây Bắc mờ sương làm nao lòng tác giả đã nhiều chục năm chưa được sống ở vùng nông thôn.


Tác giả ảnh: Lê Tự Trình, chụp từ ô cửa máy bay Vietnam Airlines, 
 từ tháng 4 đến 11/2014

Lượt xem: 3699

Các tin khác

THƠ … SẠCH XANH

(21/03/2024 11:51:PM)

PHÙ HỘ

(20/03/2024 03:27:PM)

THI ... ĐUA

(17/03/2024 05:43:AM)

“Khúc nhạc” của rừng

(15/03/2024 06:17:AM)

THỜI SỰ

(10/03/2024 11:43:PM)

QUÀ XANH

(09/03/2024 05:16:PM)

NÂNG TẦM KHÁT VỌNG

(07/03/2024 09:24:AM)

AI SAY CỨ VỀ

(04/03/2024 10:37:AM)

Mỗi kỷ niệm - một niềm vui

(01/03/2024 10:32:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE