quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Nơi tìm lại chính mình

Thứ Năm, 14/01/2021 | 07:50:00 AM

Dài hơn 50 km, cung đường rừng Tà Năng - Phan Dũng trải qua ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận được mệnh danh là cung đường đi bộ (trekking) đẹp nhất Việt Nam. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống các tỉnh ven biển miền trung. Cảnh sắc mê hoặc, thế nhưng cung đường này cũng ẩn chứa những hiểm nguy khó lường.


“Tránh đi vào mùa mưa”, “không tự đi nếu không có sự hỗ trợ của người dẫn đường tại địa phương”, “hạn chế mang vác”, “tích cực luyện tập thể thao”... là những lời chúng tôi được dặn từ khi lên kế hoạch làm một chuyến đi băng rừng về biển tổng kết năm Canh Tý với bao biến động.


Mong chờ mãi những cơn mưa cuối mùa cũng ngớt. Nhóm chúng tôi đã tụ lại sau một tháng tập luyện với lời cam kết phải cùng nhau đi đến cuối hành trình, không ai bỏ cuộc. Sau khi được hướng dẫn viên phổ biến các quy tắc an toàn, điểm bắt đầu hành trình là một ruộng lúa của đồng bào Chu Ru (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng). Cuối năm, bầu trời cao nguyên như trong hơn. Hết 6 km đường mòn len trong ruộng rẫy là bắt đầu đoạn leo dốc. Những con dốc ở đây không quá gắt nhưng cứ kéo dài và “phần thưởng” bắt đầu hiện ra khi chúng tôi đến được đồi cỏ đầu tiên. Những đồi cỏ xanh tươi với bầu không khí trong lành của cao nguyên làm vơi đi rất nhiều những gian nan. Sau bữa trưa, chúng tôi đặt chân qua địa phận xã Phan Dũng, nơi có đỉnh chóp đánh dấu tọa độ ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng - Bình Thuận. Chiều muộn dừng chân hạ trại ở đồi Hai cây thông, sau bữa tối, mọi người được giục đi ngủ sớm để có sức dậy sớm đón bình minh.

Từng đón bình minh ở nhiều nơi, nhưng khoảnh khắc dạo bước dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày mới, khi hơi sương vẫn còn lãng đãng bên sườn đồi là hình ảnh hết sức ấn tượng. Giữa núi rừng sâu thẳm, mọi thứ như chậm lại. Trên đường đi về đích, Mạnh - hướng dẫn viên mới 25 tuổi nhưng đã đi cung đường này 20 lần chỉ cho tôi nhận biết sự thay đổi độ cao bằng cách nhìn từ rừng ôn đới lá kim sang rừng hỗn giao lá rộng, tới những trảng cỏ và cuối cùng là những cây cọ dầu vỏ dày để có thể chống lại cái nắng khắc nghiệt của vùng Ninh Thuận, điểm cuối chuyến trekking.

Tà Năng - Phan Dũng với tôi, đẹp chưa đủ mà phải gọi là cung đường “chất” nhất. Đi tới đây, bạn sẽ biết đâu là giới hạn của mình và làm thế nào để vượt qua. Để rồi, sẽ thấy đời sống và những lo toan hằng ngày xét cho cùng chỉ như gió, đến rồi đi.

Bài & ảnh: PHAN ĐĂNG KHÔI/Thoinay

Lượt xem: 1999

Các tin khác

Khánh Hòa quyết tâm phát triển du lịch xanh

(16/04/2025 07:34:AM)

Nghệ An: vì biển Cửa Lò xanh, sạch, đẹp

(15/04/2025 06:46:AM)

Bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch – Dự án sinh kế bền vững ở Quảng Ngãi

(12/04/2025 07:36:AM)

Cồn Hô, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Trà Vinh

(04/04/2025 08:12:AM)

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

(28/03/2025 06:02:AM)

Đắk Nông: Bảo vệ rừng bền vững gắn với phát triển du lịch sinh thái

(21/03/2025 07:03:AM)

Nam Định: Hành trình hướng tới du lịch xanh và bền vững

(15/03/2025 07:37:AM)

Sơn La: Mộc Châu hài hòa giữa bảo tồn và phát triển du lịch

(13/03/2025 06:39:AM)

Hà Nội hút khách với du lịch xanh

(12/03/2025 09:03:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE