quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Những số liệu “giật mình” cho thấy biến đổi khí hậu do con người đã hủy hoại đại dương ra sao

Thứ Hai, 10/06/2024 | 06:32:00 AM

Khí nhà kính do các hoạt động của con người thải ra chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất, từ đó gây biến đổi khí hậu. Đại dương cũng là một trong những "nạn nhân" không thể thoát khỏi sát thủ vô hình mang tên "biến đổi khí hậu".

Bao phủ bao phủ tới 70% bề mặt Trái đất là các đại dương mênh mông. Chúng có mối quan hệ tương tác qua lại với thời tiết và khí hậu toàn cầu. Các đại dương có xu hướng ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu trên thế giới. Ngược lại, sự thay đổi của khí hậu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới đại dương. Đặc biệt trong bối cảnh khí hậu toàn cầu bị biến đổi do khí nhà kính gây ra, đại dương ngày càng bị tác động sâu sắc hơn. Nghe có vẻ xa vời thực tế, nhưng những số liệu cụ thể dưới đây sẽ cho chúng ta nhận thức rõ được, biến đổi khí hậu do con người có thể gây ra những hậu quả phức tạp như thế nào đối với đại dương, và đối với sinh tồn của nhân loại.

Làm nước đại dương nóng hơn

Những số liệu “giật mình” cho thấy biến đổi khí hậu do con người đã hủy hoại đại dương ra sao - Ảnh 1
Nhiệt độ nước đại dương đã tăng cao do biến đổi khí hậu mà nguyên nhân chính từ con người gây ra.

Đại dương chiếm phần lớn diện tích trên Trái đất và có tác dụng như một chiếc bể khổng lồ hấp thụ khí carbon gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo NOAA, các đại dương hấp thụ phần lớn năng lượng Mặt trời chiếu đến Trái đất, khoảng 25% lượng khí nhà kính toàn cầu và 90% năng lượng tỏa ra từ hiệu ứng nhà kính. Những yếu tố tác động này đã khiến cho nước đại dương nóng dần lên và hình thành các lớp phân tầng. Xét từ thời điểm năm 2011 - 2020, nước đại dương đã nóng hơn 0,88°C so với giai đoạn từ năm 1850 - 1900. Vào tháng 4/2023, nhiệt độ mặt nước biển trung bình thế giới đạt kỷ lục 21,1°C.

Nhiệt độ nước biển tăng cũng góp phần làm cho nhiệt độ bầu khí quyển nóng hơn. Đó chính là lý do khiến thời tiết trở nên nắng nóng khắc nghiệt trong những năm gần đây, kéo theo hạn hán và lũ lụt. Sóng nhiệt trên biển và đại dương là một trong những hiện tượng cực đoan có thể giết chết các sinh vật bản địa, đặc biệt trong những tháng hè. Nước đại dương nóng lên làm thay đổi quá trình trao đổi chất của sinh vật. Ví dụ như nước nóng lên khiến sinh vật cần nhiều oxy hơn. Do đó, chúng bắt buộc phải di chuyển và thay đổi phạm vi phân bố. Điều này cũng dẫn đến những thay đổi về mạng lưới thức ăn và động lực của hệ sinh thái. Hay như san hô đang bị tẩy trắng hàng loạt, dần dần dẫn tới suy dinh dưỡng và chết do không thể tồn tại được trong môi trường nước đại dương nóng lên.

Khiến mực nước biển dâng cao

Những số liệu “giật mình” cho thấy biến đổi khí hậu do con người đã hủy hoại đại dương ra sao - Ảnh 2
Mực nước biển dâng cao đe dọa tới khu vực ven biển.

Nhiệt độ toàn cầu tăng cao khiến băng tại hai vùng cực Trái đất tan dần, từ đó gây ra hậu quả là mực nước biển và đại dương dâng cao. Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), vào năm 2021 mực nước biển trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục từ 1,7mm lên 4,5mm mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2013 - 2021. Trong khoảng thời gian từ năm 2022 - 2023, mức nước biển toàn cầu tăng khoảng 7,6mm.

Mực nước biển dâng cao là nguyên nhân gia tăng các thiên tai nghiêm trọng như bão tố dữ dội, lũ lụt, xâm lấn và nhấn chìm đất liền tại các vùng ven biển. Ngoài ra, nước biển dâng cao cũng làm mất đi diện tích đất màu mỡ, làm tăng diện tích đất bị ngập mặn, gây ảnh hưởng tới canh tác, trồng trọt.

Gây ra hiện tượng axit hóa đại dương

Những số liệu “giật mình” cho thấy biến đổi khí hậu do con người đã hủy hoại đại dương ra sao - Ảnh 3
Hệ sinh thái biển bị đe dọa bởi hiện tượng axit hóa đại dương.

Đại dương phải hấp thụ một lượng lớn khí carbon do con người thải ra khí quyển, từ đó hình thành hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong nước. Đó chính là quá trình axit hóa đại dương. Theo ước tính, kể từ giữa năm 1751 tới 1994, độ pH ở bề mặt đại dương đã giảm từ 8,25 xuống 8,14, song song với đó, nồng độ axit đã tăng lên gần 30%.

Axit hóa đại dương có thể gây ra nhiều tiềm ẩn đối với hệ sinh thái biển, đặc biệt liên quan tới sự phát triển, sinh sản và tồn tại của chúng. Các loài có vỏ canxi như san hô, ngao, sò, ốc… là những động vật sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mối đe dọa này có thể dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng tới hệ sinh thái đại dương. Phân tích trên góc nhìn xa hơn, axit hóa đại dương còn tác động đến chuỗi thức ăn và giảm chất lượng ngành thủy hải sản, từ đó gây ảnh hưởng tới nền kinh tế của vùng.

        

Theo: Tổng hợp United Nation, European Environment Agency

Gia Tuệ 

(Kinh tế môi trường)

Lượt xem: 845

Các tin khác

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

Triển vọng rừng nhiệt đới 2025: Những câu chuyện đáng chú ý khi năm mới bắt đầu

(09/01/2025 09:25:AM)

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(08/01/2025 08:38:AM)

Nhiều điểm nhấn trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Sóc Trăng

(31/12/2024 08:09:AM)

Tin gió mùa đông bắc mới nhất: Ngày mai, nhiều nơi có mưa to đến rất to

(24/12/2024 06:05:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE