HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE
Nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
Thứ Sáu, 08/07/2022 | 10:15:00 PM
(VACNE) – Ngày 8/7//2022, tại Hà Nội, đông đảo nhà khoa học, đại diện một số ngành liên quan; cùng các Sở TN&MT, NN&PTNT các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến tại Hội thảo “Góp ý quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vùng Đông Bắc”
Đây là hoạt động do Cục Bảo tồn thiên nhiên & Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) phối hợp với Trung tâm Địa môi trường & Tổ chức lãnh thổ (thuộc Hội BVTN&MTVN) tổ chức. Hội thảo này, nhằm thu thập thông tin, lấy ý kiến chuyên gia, các địa phương, triển khai tốt hơn Quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH bền vững.
Sau khi nghe các báo cáo về: Quy hoạch; Hiện trạng và các đối tượng trong quy hoạch Bảo tồn ĐDSH quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm, Hồ Thanh Hải; Dự thảo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho vùng Đông Bắc, của GS.TSKH Trương Quang Học; Dự thảo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho vùng Đông Bắc của TS. Nguyễn Đức Thể, đã có 13 ý kiến đóng góp (trong đó có 5 ý kiến đại diện địa phương) cho Dự thảo quan trọng này.
Hầu hết ý kiến của các đại biểu đều bày tỏ sự đồng thuận với cách tiếp cận của nhóm tác giả và cho rằng: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH là hoạt động rất quan trọng. Bởi đây là nội dung cụ thể hóa các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dang sinh học. Nhưng xây dựng Quy hoạch này không đơn giản và gặp rất nhiều khó khăn. Bởi Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải phù hợp với các loại quy hoạch trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam… Đây là một thực tế, mà các tác giả cần quan tâm. Cụ thể, phải có sự thống nhất và liên thông về quy hoạch giữa các bộ ngành và giữa các địa phương. Trong đó, cần có sự giải thích rõ hơn về thuật ngữ; đồng thời những thuật ngữ này phải có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, vấn đề tổ chức, cơ chế quản lý trong lĩnh vực này tại cơ sở.
Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội BVTN&MTVN và TS. Dương Thanh An, Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên & Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã ghi nhận những ý kiến đóng góp chân thành của các đại biểu và rất mong nhận được những ý kiến của các chuyên gia, đại diên các tổ chức xã hội và cộng đồng, để sớm hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho vùng Đông Bắc cũng như trong cả nước./.
PV VACNE
Lượt xem: 2081
Các tin khác
Dài ngắn (27/01/2025 08:17:AM)
Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (13/01/2025 02:36:PM)
Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024 (09/01/2025 09:45:AM)
Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024 (06/01/2025 09:28:AM)
Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH (02/01/2025 11:27:AM)
Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024” (30/12/2024 02:14:PM)
Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024 12:23:AM)
Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam (16/12/2024 12:32:PM)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne (13/12/2024 02:58:PM)