quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ một loài tảo suối ở tỉnh Cao Bằng

Thứ Năm, 29/08/2013 | 10:22:00 AM

(VACNE) - Đó là một loại tảo lục, sợi dài, tên địa phương là “Tò cày” và gắn với truyền thuyết “ruộng đất mềm” (Tom nà ón) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng, đang được Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học triển khai trong đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố và xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ loài tảo lục ăn được tại Cao Bằng”.

 

Phóng viên VACNE đã trực tiếp phỏng vấn TS. Lại Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm xung quanh vấn đề này.

- PV: Xin Giám đốc cho biết căn nguyên dẫn tới việc triển khai nghiên cứu ?.

- Giám đốc Trung tâm: Thực ra đây không phải là vấn đề mới, chỉ là một đề tài ứng dụng, trên nền tảng kế thừa tri thức bản địa và ứng dụng các tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới vào phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân.

Từ xa xưa, đồng bào ta cũng như các nước trên thế giới đã biết sử dụng các loài tảo làm thức ăn và những năm gần đây đã chế biến thành thực phẩm chức năng, để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho con người.

 Những năm bảy mười của Thế kỷ trước, chúng tôi khi đó còn công tác tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược Quân đội (Cục Quân y) đã nghiên cứu, song mới chỉ dừng lại việc xác định thành phần loài, thành phần hóa học của chúng. Nay chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu bào chế thành thực phẩm chức năng. Muốn phát triển loài tảo này và biến chúng thành hàng hóa có giá trị cao, phục vụ thiết thực đời sống xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

-PV: Vậy thực phẩm chức năng của Trung tâm có gì khác với thực phẩm mà đồng bào đã chế biến từ trước tới nay nó khác thuốc bổ ở chỗ nào?

- Trả lời: Đây là câu hỏi mà nhiều người khi sử dụng thực phẩm chức năng nói chung, thường đề cập đến.

Như chúng ta đã biết, thói quen ăn uống của con người trong thời gian gần đây thường là ưa chuộng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và hệ quả đã dẫn đến sự gia tăng bệnh béo phì, và cùng với nó, là tỷ lệ mắc bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao ngày càng tăng.

        Nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mãn tính cho thấy những khả năng phi thường của các loại thực phẩm hỗ trợ, hoặc thậm chí để cải thiện, sức khỏe của con người. Những thực phẩm này, vì thế đã có tên gọi chung là thực phẩm chức năng. 

           Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng (TPCN) được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau:

 Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị  nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng . 

 Bộ y tế Việt Nam định nghĩa: TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

          Có thể coi thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, Người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Tuy vậy, sự hiểu biết không rõ ràng về khái niệm này sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa TPCN và thực phẩm, thuốc. Do vậy cần có những tiêu chí cụ thể để phân biệt giữa TPCN và thực phẩm thuốc.

        - Thực phẩm chức năng mà chúng tôi nghiên cứu chế biến  khác với thực phẩm mà đồng bào đã từng chế biến ở chỗ:

          Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).

        Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…

        Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.

        Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

       

          Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, sản xuất TPCN đã trở thành một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận kếch xù. Ví như ở Mỹ, những nhà công nghiệp thực phẩm là những người nhạy bén nhất trong sản xuất TPCN, đặc biệt là TPCN cho trẻ nhỏ, với doanh thu hàng năm lên tới 30 tỷ đô-la. Việc nghiên cứu và ứng dụng TPCN thực sự đã góp phần mở rộng và phát triển khoa học về dinh dưỡng trong hiện tại và tương lai. 

-PV: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại thực phẩm chức năng bào chế từ các loại tảo. Vậy loại thực phẩm chức năng này của các ông có gì khác?.

- Trả lời: Trên thế giới, có trên 70.000 loài tảo và các loài tảo khác nhau có những tác dụng khác nhau đối với cuộc sống con người. Chúng được chế biến thành thuốc, thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm… Vì thế nhiều loài được nuôi đại trà, nhất các loài tảo lam, tảo lục và “Tò cày” cũng nằm trong số đó, nên được chúng tôi chú ý.

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của “Tò cày” - tảo lục Cao Bằng, của Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược quân đội: đạm chiếm từ 35-40%, trong đó có 14 loại axit amin là Acid Glutamic, Serin, Alanin, Arginin, Tyrosin, Tryptophan, Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin và đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế là Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin có trong mẫu tảo chiếm 21,43% trọng lượng khô. Về nguyên tố vi lượng có mặt 12 nguyên tố, trong đó quan trọng là nguyên tố Mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm ( Zn), selen (Se). Hàm lượng Gluxit trung bình là 13,74%. Lipid là 5,68%. Trong thành phần tảo có các vitamin A,D, E, C, B1, B2, B6, PP và có mặt của sắc tố chlorophyll.

 Nói tóm lại với kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của tảo lục ăn được tại Cao Bằng có thể khẳng định chất lượng sản phẩm của chúng tôi không thua kém, thậm chí có nhiều chỉ tiêu vượt trội so với nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường hiện nay.

 Hiện này, ngoài các sản phẩm nhập từ Thái Lan, Trung Quốc… với nhiều tên gọi khác nhau, tại thị trường nước ta đang lưu hành nhiều các loại thực phẩm chức năng chế biến từ tảo dưới dạng bột dinh dưỡng, viên nang... nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cho ra đời sản phẩm này. Vì nó được chế biến từ nền cơ bản là “Tò cày” - một loài tảo lục có nhiều ưu thế tuyệt vời, mà nhiều loài tảo khác không có được.

- PV: Vậy triển vọng ứng dụng của đề tài là khả quan và không phải “ngâm cứu” rồi để đấy như nhiều đề tài khác ở nước ta?.

- Trả lời: Đây là câu hỏi hơi xoáy, nhưng rất hay. Chúng tôi cũng giống như bất kỳ tác giả đề tài nào, cũng muốn kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế đời sống và trở thành thương phẩm có mặt trên thị trường.
Song, việc ứng dụng vào thực tế cũng đòi hỏi nhiều yếu tố (cả chủ quan lẫn khách quan). Từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến sản xuất thử nghiệm, rồi sản xuất đại trà là cả một quá trình dài. Phải tính toán kỹ từ nguồn tài chính đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất, tạo nguồn nguyên, để vừa sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng, vừa có giá thành hợp lý, thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Mỗi một khâu đòi hỏi phải tuân thủ các quy định và cuối cùng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành. Vấn đề là phải nghiên cứu giải quyết từng bước một, không thể đốt cháy giai đoạn được.

Tuy nhiên, với đề tài mà Trung tâm chúng tôi đang thực hiện đã cho những kết quả khả quan với những phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật tiến hành đúng tiêu chuẩn quốc gia của một phòng thí nghiệm nghiên cứu về dược (gọi là Thực hành phòng thí nghiệm tốt- GLP).

        Lô thực phẩm chức năng đầu tiên được chế biến dưới dạng viên nén (gần 5.000 viên) có thành phần chính là tảo lục ở cao Bằng, do Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược quân đội bào chế đang được thử nghiệm tại Học viện Quân y, với nhiều tín hiệu khả quan. 

    Tuy vậy, chúng tôi còn phải tiến hành nghiên cứu một số nội dung khác như cách nuôi trồng loại tảo này để chủ động về nguồn nguyên liệu, tính toán lợi ích kinh tế có thể cạnh tranh với thị trường... mà khuôn khổ đề tài này chưa cho phép cả về thời gian và kinh phí.

 PV: Cám ơn Ông về cuộc trao đổi này và chúc Trung tâm thành công./.




 


Lượt xem: 1697

Các tin khác

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2024

(02/05/2024 09:52:AM)

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE