Những số liệu, tư liệu, thông tin như thế này mà cũng bắt người ta phải tâm phục khẩu phục mới chết chứ, mấy cái anh môi trường môi đoản này. Tin làm sao được
Nguyễn Ngọc Sinh – VACNE
A. Thập kỷ
1. 1972 – 1982 – Thập kỷ Quốc tế Nhận thức về Môi trường
2. 1982 – 1992 – Thập kỷ Quốc tế Hành động vì Môi trường
3. 1992 – 2002 – Thập kỷ Quốc tế Giảm nhẹ tác hại của thiên tai
4. 2002 – 2012 – Thập kỷ Quốc tế Phát triển bền vững, Thập kỷ Nóng nhất trong lịch sử cận đại
5. 2012 – 2020 – Thập kỷ Quốc tế về Đa dạng sinh học
B. Hiện trạng môi trường
6. Mỗi năm Thế giới mất 13-15 triệu hecta rừng, Việt Nam ta chỉ mất 0,2 triệu (đến trước 1990)
7. Mỗi năm Thế giới mất 500 triệu ha đất canh tác, Việt Nam ta chỉ mất chút xíu, không đáng kể
8. Mười dòng sông ô nhiễm nhất Thế giới:
· Citarum, Indonesia
· Yamuna, Ấn độ
· Buriganda, Bangladesh
· Hoàng Hà, Trung Quốc
· Marilao, Philippin
· Sông Hằng, Ấn Độ (lại Ấn Độ)
|
· Tùng Hoa, Trung Quốc
(lại Trung Quốc)
· Mississipi, Mỹ
· Sarno, Châu Âu
· Sông King, Úc
|
* May quá đủ 10 rồi, không có các Sông Nhuệ, Đáy, Sài Gòn, Thị Vải,… của Việt Nam ta.
9. Mười thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
· New Delhi, Ấn Độ
· Mumbai, Ấn Độ
· Mapato, Mozambic
· Matxcơva, Nga
· Mehico City, Mêhicô
|
· Lagos, Nigeria
· Karachi, Pakistan
· Dhaka, Bangladesh
· Bandar Seri Bagawan, Brunei
· Baghdad, Irac
|
* Thế mà cứ bảo có cả Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam ta.
10. Mười thành phố bẩn nhất Thế giới, nguyên nhân hàng đầu là rác thải.
· Mumbai, Ấn Độ
· Cuidad Yuarez, Mexico
· Pittsburgh, Mỹ
· Norlisk, Nga
· Lâm Phần, Trung Quốc
|
· Los Angeles, Mỹ
· La Oroya, Peru
· Mehico City, Mehico
· Pernik, Bulgari
· Vapi, Ấn Độ
|
* Lại may nữa rồi, không có thành phố nào của Việt Nam ta
C. Đầu tư nguồn lực
11. Nhiều thế:
· Trung Quốc đầu tư 2% GDP cho Môi trường
· Việt Nam ta chỉ cần 1% Tổng chi Ngân sách
12. Đắt thế:
· Thế giới làm sạch 1 km kênh mương, cần 1 triệu USD
· Việt Nam ta chỉ cần 1 triệu VNĐ
13. Kém thế
· Thế giới chi tới 1% tổng đầu tư Dự án để thực hiện ĐTM
· Việt Nam ta chỉ cần 0,001% là xong
14. Đông thế
· Ở nhiều nước trên Thế giới, phải có từ 10 đến 30 cán bộ quản lý môi trường trên 1 triệu dân
· Ở Việt Nam ta đâu cần đông thế
15. Giỏi thế
· Thế giới không có Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Quốc tế, chỉ có 1 Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc
· Việt Nam ta có Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và có tới 36 Chương trình Môi trường trọng điểm Quốc gia
D. Ngày kỷ niệm có Môi trường hàng năm
2/2. Ngày Đất ngập nước Thế giới
22/3. Ngày Nước Thế giới
23/3. Ngày Khí tượng Quốc tế
7/4. Ngày Sức khỏe Thế giới
22/4. Ngày Trái đất
3/5. Ngày Mặt trời
22/5. Ngày Đa dạng sinh học Quốc tế
31/5. Ngày Thế giới Không hút thuốc lá
5/6. Ngày Môi trường Thế giới
8/6. Ngày Đại dương Quốc tế
17/6. Ngày Chống hạn Quốc tế
23/6. Ngày Liên hợp quốc Dịch vụ cộng đồng
11/7. Ngày Dân số Thế giới
12/8. Ngày Quốc tế Thanh niên
15/9. Ngày Làm cho Thế giới sạch hơn
16/9. Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon
21/9. Ngày Hòa bình Thế giới
2/10. Ngày Quốc tế về Giảm thiểu thảm họa thiên nhiên
16/10. Ngày Lương thực Thế giới
17/10. Ngày Thế giới Xóa bỏ đói nghèo
24/10. Ngày Liên Hợp Quốc
6/11. Ngày Quốc tế Ngăn chặn việc khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang
10/11. Ngày Khoa học Thế giới
20/11. Ngày Trẻ em trên Toàn cầu
5/12. Ngày Tình nguyện Quốc tế
10/12. Ngày Nhân quyền
11/12. Ngày Leo núi Thế giới
* Việt Nam ta cần đối chiếu, ngày nào chưa có riêng của mình thì phải bổ sung ngay, đừng sợ nhiều, đừng sợ phiền hà. Chớ có nghe mấy tay VACNE đàm tiếu về quốc hoa (lại còn gọi “cuốc hoa”), quốc thảo, quốc vật,… mà nản lòng. Thế giới có quốc tế ca, Việt Nam có quốc ca. Thế giới không có Thế giới huy, Việt Nam ta cứ có quốc huy. Ở đây không bàn quốc phục, quốc tửu hoặc các thứ đại loại thế (ví dụ có người đề xuất thơ lục bát của ta là quốc thơ).
Cuối cùng, nên nhớ hôm nay là ngày “cá” tháng Tư đấy nhé.
Cảm tạ cảm tạ./.