Rừng sa mu, pơ mu hơn 1.000 năm tuổi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) có 2 "cụ cây" đại thọ được công nhận là cây di sản, được xem là khu vực còn phân bố loài cây quý hiếm này nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) có rừng đặc dụng gần 24.000 ha, được bảo vệ nghiêm ngặt, là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam.
Tại khu bảo tồn này hiện có 2 cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao danh hiệu cây di sản, đó là cây sa mu và cây pơ mu được xác định hơn 1.000 tuổi. Ngoài ra, tại khu vực này còn có hàng chục cây pơ mu, sa mu có đường kính rất lớn, tương tự 2 "cụ" cây đã được công nhận là cây di sản.
Cây sa mu có đường kính 3,9 m, cao 43 m, hơn 1.000 năm tuổi và người dân địa phương thường gọi là "thần mộc". Cây sống ở độ cao hơn 1.000 m giữa rừng
già giáp với biên giới Việt Lào
Khu vực nơi những "cụ cây" phân bố nằm ở bản Vịn, xã Bát Mọt (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đường sá đi lại khó khăn, hiểm trở. Để chinh có thể "mục sở thị" 2 "cụ" cây này, chúng tôi phải nhờ tới sợ trợ giúp của lực lượng kiểm lâm Trạm Vịn (Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên) và người dân bản địa
Sau khi tới bản Vịn, chúng tôi phải ngủ lại 1 đêm tới sáng hôm sau mới bắt đầu hành trình chinh phục những cánh rừng trùng điệp, đường rừng
hiểm trở
Do đường dài, cách trở nên Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã làm 4 lán trại giúp người dân dừng chân nghỉ ngơi trong suốt hành trình
Phút nghỉ ngơi dọc đường đi
Đây là cây pơ mu có đường kính 2,7 m, cao 35 m, hơn 1.000 năm tuổi
và được công nhận là cây di sản Việt Nam
Cây đã được các chuyên gia Nhật Bản lấy mẫu đo tuổi đời và xác định cây trên 1.000 năm
tuổi
Thời điểm chúng tôi xuyên rừng thời tiết có mưa phùn nên đường trơn trượt, núi rừng thâm u, nếu không có cán bộ kiểm lâm và người dân bản địa làm hoa tiêu, chúng tôi rất dễ bị lạc giữa rừng
già mênh mông
Rêu phong phủ kín gốc và thân "cụ cây" pơ mu
Sau khi chinh phục xong "cụ" cây pơ mu, chúng tôi dừng chân ở lán cuối cùng để ăn tạm bữa trưa, sau đó vượt nốt quãng đường rừng
khoảng 1 km để tới "thần mộc" sa mu
già có đường kính tới 3,9 m
Cụ đại mộc vươn mình sừng sững giữa rừng
già
Tán cây phủ bóng cả một vùng
Cận cảnh gốc cây sa mu
Theo ông Lê Quang Đạo, kiểm lâm viên Trạm bản Vịn, trong rừng
ngoài 2 "cụ" cây được công nhận là cây di sản thì có khoảng 35-40 cây khác cũng có đường kính rất lớn từ 1 m trở lên
Cận cảnh vỏ của "thần mộc"
Đây là một "cụ" cây khác trong rừng
già
Đây là đôi "cụ" cây pơ mu được người bản địa đặt cho cái tên là cây vợ chồng. Hai cây này du không phải là cây di sản nhưng có đường kính và tuổi
đời không kém gì cây pơ mu
Những cây lớn như thế này chủ yêu phân bổ từ độ cao 700 m trở lên, bởi từ khu vực này trở lên thảm thực vật rất phong phú, đa dạng, khí hậu mát mẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho loài cây hạt trần này phát triển
Nhóm phóng viên báo chí cùng cán bộ kiểm lâm, người dân bản địa trong hành trình thăm 2 "cụ" cây
Phóng sự ảnh: Tuấn Minh