quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CUỘC THI NƯỚC LẦN 8

Một trường chuyên… dự thi về môi trường

Thứ Sáu, 05/08/2011 | 02:44:00 PM

Những ngày gần đây, ngành Giáo dục Sóc Trăng không ngừng xôn xao trước thông tin: Đề tài “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm” của thầy và trò trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách) đã vượt qua hơn 800 đề tài dự thi của học sinh cả nước để dành giải nhất cuộc thi quốc gia “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 8, năm 2011.


 
 
Cuộc thi do Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức và sẽ đại diện Việt Nam đến với Cuộc thi quốc tế tổ chức tại Thụy Điển vào tháng 8 tới. Càng bất ngờ hơn khi biết rằng đây không phải là lần đầu tiên thầy trò nhà trường có được niềm vinh dự lớn lao này. 
 
 
Thầy trò thầy Hải đang làm thí nghiệm - ảnh Quốc Khởi
Giở sổ thành tích
Năm 2007, với đề tài “Gòn - bông băng cho nước nhiễm dầu”, An Lạc Thôn đã một lần vượt qua tất cả các ngôi trường danh tiếng cả nước để giành giải nhất và đi Thụy Điển so tài với bạn bè thế giới. Có thể nói, đây là một hiện tượng của ngành Giáo dục Sóc Trăng, bởi An Lạc Thôn là ngôi trường vùng sâu, xa nhất nhì của tỉnh, giáp ranh tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Sóc Trăng gần 40 km. Đến cuối năm học qua, thầy trò nhà trường vẫn còn giảng dạy, học tập trong những căn phòng ẩm thấp. Thiếu thốn về cơ sở vật chất là điều khó tránh khỏi, việc tham gia một cuộc thi mang tầm quốc gia dành cho trí tuệ sáng kiến của học sinh cả nuớc đã là một nỗ lực, nhưng xuyên suốt 7 năm qua, không chỉ đều đặn dự thi mà thầy trò nhà trường còn giành 17 giải thưởng các loại, trong đó có 2 giải nhất đạt được vào năm 2007 và 2011.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Trần Thanh Tùng - Phó hiệu trưởng Trường THPT An Lạc Thôn không giấu được vẻ phấn khởi: “Thật tự hào cho nhà trường chúng tôi với những thành tích đạt được. Và quan trọng là qua cuộc thi này cũng như những lần thi cấp trường được tổ chức đều đặn hằng năm nhằm chọn sáng kiến, đề tài hay để đi thi toàn quốc đã giúp các em thêm yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp”.  
Vẫn tiếp tục là “trị” nước nhiễm dầu
Trở lại với đề tài vừa đoạt giải “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”, do thầy Nguyễn Ngọc Hải - Trưởng bộ môn Sinh học của nhà trường hướng dẫn và nhóm học sinh trực tiếp thực hiện là Lý Công Hiển, Nguyễn Trí Hãy, Nguyễn Thanh Liêm (cùng học lớp 11A2), Trí Hãy kể: “Tất cả xuất phát từ thực tế. Bà con địa  phương vẫn còn thói quen thải rác xuống sông, rồi cũng từ nguồn nước ấy lại dùng trong sinh hoạt. Những điểm sửa máy, kinh doanh xăng dầu vẫn hàng ngày thải dầu nhớt xuống sông ở khu chợ xã, rồi hiện tượng dầu tràn trên thế giới và ở cả Việt Nam của chúng ta, nên đến với cuộc thi năm nay, chúng em xác định vẫn là “trị” nước nhiễm dầu, nhưng làm thế nào để hiệu quả hơn đề tài “Gòn - bông băng …” mà các anh, chị đã đoạt giải từ 5 năm trước. Thí nghiệm từ nhiều nguyên liệu: bông gòn, xơ dừa, cọng chuối khô… để rồi nhận thấy vỏ tràm - một nguyên liệu dễ kiếm và thường bị bỏ không - nhiều khi trôi dạt trên sông góp phần gây ô nhiễm, lại là thứ ít thấm nuớc nhưng rất hút dầu”.
Sau những buớc thí nghiệm thành công, dưới sự hướng dẫn của thầy Hải, nhóm học sinh này bắt đầu mài mò đưa sáng kiến, công trình của mình ứng dụng vào thực tế. Với những vỏ tràm được kết thành thảm, khi được lót duới nền ở những điểm chuyên kinh doanh xăng dầu đã hạn chế rất nhiều tình trạng dầu vuơng vãi xuống sàn. Còn đối với các điểm sửa chữa máy nổ, dù đã dùng thảm vỏ tràm nhưng vẫn chưa ngăn được triệt để tình trạng dầu nhớt nhiễu xuống sông thì các em dùng vòng tròn vỏ tràm để khoanh vùng chặn lại, sau đó dùng tiếp những tấm thảm để lần luợt hút dầu, cứ thế luợng dầu nhớt loang trên sông được xử lý đến 97%. 
Anh Nguyễn Thanh Hải - một thợ chuyên sửa chữa máy nổ ở chợ xã An Lạc Thôn - điểm mà các em thường đến làm thí nghiệm, nhận xét: “Mới đầu tưởng tụi nhỏ nghịch ngợm làm chơi, ai ngờ lại hiệu quả thấy rõ. Công trình nghiên cứu của học trò làm mình ngẫm nghĩ đến cái nghề ưa nhiễu nhớt xuống sông của mình…”.
Giành giải mà lo…
Ngành Giáo dục Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng sự năng động, tự tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông vẫn là một điểm yếu cố hữu lâu nay. Tuy nhiên ở đây - một ngôi trường vùng sâu còn nhiều thiếu thốn, nhưng bằng nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Hải, đã khơi dậy và thắp sáng niềm đam mê để từng thệ hệ học trò bước vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, rồi lần lượt tỏa sáng ở những cuộc thi quốc gia là một điều thật đáng tự hào.
Nhưng bên cạnh niềm vui thì hiện nay nhóm thầy trò vùng sâu này đang canh cánh nỗi lo vì theo thông báo từ Ban Tổ chức, chỉ hỗ trợ một phần  kinh phí khoảng 10 triệu đồng để các tác giả đem đề tài đi dự thi quốc tế ở Thụy Điển, số còn lại nhóm phải tự xoay sở. Đến thời điểm này, thầy trò vẫn chưa biết tìm ở đâu ra nguồn kinh phí trong khi kỳ thi quốc tế đã cận kề. Thật tiếc nếu đề tài giành giải nhất quốc gia, được chọn đi thi quốc tế nhưng cuối cùng chỉ vì kinh phí mà đành xếp lại ở nhà.
Quốc Khởi
 
 
(Website Tỉnh ủy Sóc Trăng)

Lượt xem: 4894

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE