Mặc dù khái niệm cổ thụ còn chưa thống nhất, nhưng nếu là cây thân gỗ với mức tuổi trên 100 năm và có giá trị cao về văn hóa, lịch sử và sinh thái, nước ta không ít cây có thể liệt vào hàng Danh mộc Cổ thụ.
Nguyễn Đình Hòe, VACNE
Theo quy định của Bộ Xây dựng, những cây có độ tuổi từ 50 năm trở lên được gọi là cây cổ thụ. Còn theo tiêu chí của ngành văn hóa, những cây lâu niên được trồng tại chỗ khoảng 100 năm thì được coi là cây cổ thụ. Nhiều nhà nghiên cứu thì lại cho rằng, những cây thân gỗ được trồng tại chỗ có độ tuổi từ 70 đến 100 năm thì được coi là cây cổ thụ.
1.Cây chè đắng cổ thụ tại khu vườn đồi của nhà bà Hoàng Thị Hoan, bản Phiềng, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Cây có đường kính là 2m, phần gốc cây (sát mặt đất) đo được 2,4m. Cây cao khoảng 30m, tán lá rộng 25m2. Bà Hoan cho biết, cây chè này có ở đất rừng nhà bà từ rất lâu. Mỗi lần muốn hái lá, bà phải dùng chiếc thang thật dài mới bắc lên để hái lá được. Tiến sĩ Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho biết ở Việt Nam, cây chè hiện xếp vào loại kỷ lục nhất về đường kính là cây chè ở Xóm Hấu, xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có đường kính 0,7m và được coi là cây đầu dòng của Việt Nam. Cây chè đắng bản Phiềng còn lớn hơn thế(1) .
2.Cây Trôi - xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có niên đại gần 600 năm. (2) .
3.Nhóm 9 cây muỗm trong Đền Voi Phục, phố Thụy Khê , quận Tây Hồ, Hà Nội.Trong đền có một vườn cây muỗm có tuổi đời khoảng 700 đến 1.000 năm. Sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã dẫn một đoàn gần 100 nhà khoa học trong và ngoài nước, đến ngôi đền này tham quan, nghiên cứu. Giáo sư Vượng cũng khẳng định ngôi đền này đã có tuổi gần 1.000 năm, được xây dựng trước ngôi đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ. Theo giáo sư Vượng, nếu vườn muỗm này được trồng cùng lúc dựng đền, thì nó cũng có tuổi ngót ngàn năm rồi (3) .
4.Cây Sa Mu VQG Pù Mát Nghệ An, hơn 2000 năm tuổi mọc trong một khu rừng samu cổ thụ hàng ngàn năm tuổi mà cả khu vực châu Á không đâu có được (4) .
5.Cây dầu đôi bên thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) đã hơn 200 tuổi. Cây gắn liền với ngôi miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, là chứng tích lịch sử của Khánh Hòa.Cho đến nay vẫn chưa ai biết cây dầu đôi bên thành cổ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) được bao nhiêu tuổi. Chỉ biết từ khi thành Diên Khánh ra đời (năm Quý Sửu - 1793) thì đã thấy cây dầu đôi này vượt trội trên một thảm rừng già (5)
6.Cây đa xóm Rùa, Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội. Sau khi tham quan cây đa này, Bà Knid Tantaviat - nguyên Giáo sư trường Đại học Chulalongkong (Thái Lan) nhận xét: “Tôi từng thấy 2 cây đại cổ thụ của thế giới được ghi vào sách Guinnes tại Úc và Mỹ, nhưng cây đa này hơn hẳn về độ bề thế và mang vẻ đẹp kỳ vĩ tự nhiên”.Hiện nay, cây đa nằm trong khuôn viên của đình làng Rùa, tạo nên cảnh quan thiên nhiên vừa đẹp, hùng vĩ, vừa cổ kính. Cây đa thần Rùa hiện nay được đánh giá thuộc vào loại khổng lồ và đẹp nhất Việt Nam (6) .
7. Cây nhãn tổ, phố Hiến, Hưng Yên, được trồng vào thế kỷ 16, đến nay đã hơn 400 năm
Chú thích