(VACNE) - GS.TS.NGND Ngô Đình Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành VACNE, Chủ tịch Chi hội Bảo vệ tài nguyên và Môi trường nước, người đã cống hiến trọn đời cho công tác đào tạo, NCKH và hoạt động Hội. Cùng với các đồng nghiệp, Giáo sư đã công bố hàng trăm công trình nghiên cứu về tài nguyên và môi trường nước, bao gồm nhiều vấn đề mới, phức tạp. Web Hội xin trích đăng 1 trong số những tác phẩm đó để tri ân Giáo sư.
GS.TS.NGND Ngô Đình Tuấn phát biểu tại Hội thảo khoa học về các vấn đề môi trường liên quan đến Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do VACNE tổ chức
I. Lũ quét
Lũ quét là loại lũ có tốc độ rất lớn (quét), xảy ra bất thần (thường xuất hiện vào ban đêm; nơi xảy ra có khi mưa lũ bé – lũ ống…) trên một diện tích nhỏ hay lớn, duy trì trong một thời gian ngắn hay dài (tùy từng trận mưa lũ), mang nhiều bùn cát, có sức tàn phá lớn.
Theo thống kê từ năm 1953 (từ trận lũ quét xảy ra trên sông Bạch Yến – Huế (16 – VIII – 1953) phát hiện lần đầu tiên đến nay (năm 2007) có hơn 200 trận lũ quét (nếu cùng một trận mưa lũ gây ra lũ quét trên nhiều lưu vực khác nhau cũng chỉ cho phép thống kê là một trận lũ quét), hoặc có hơn 420 trận lũ quét (nếu thống kê nhiều trận lũ quét xảy ra trên nhiều sông suối khác nhau gây ra do cùng một trận lũ), trong số đó, trước năm 1990 mới thống kê được có 20 trận lũ quét (?). Điều này cho thấy lũ quét xuất hiện ở nước ta ngày một nhiều và có tính thường xuyên hơn.
1. Phân dạng lũ quét
a. Lũ quét sườn dốc
b. Lũ quét nghẽn dòng
c. Lũ ống
d. Lũ quét do mưa lớn kết hợp với vỡ đập
e. Lũ xé cửa
f. Lũ cát bùn
2. Cơ chế lũ quét sườn dốc
a. Điều kiện hình thành dạng lũ quét sườn dốc
b. Cơ chế dòng chảy sườn dốc
3. Đặc điểm lũ quét.
II. Biện pháp phòng tránh lũ quét
1. Cảnh báo và Dự báo lũ quét
Hiện nay chưa có một phương pháp Cảnh báo hay Dự báo lũ quét hữu hiệu. Các bản đồ cảnh báo lũ quét được xây dựng trên cơ sở chống xếp các yếu tố gây ra lũ quét chỉ được coi như là một bản đồ tiềm ẩn lũ quét. Bởi vì chúng không có yếu tố dự báo. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu cảnh báo, trong thực tế một số vùng thường xảy ra lũ quét người ta đã xây dựng một mạng lưới đo mưa với thiết bị cảnh báo khi trận mưa đạt đến một cấp nào đó bằng chuông.
Các mô hình toán hiện có mới đạt được mức độ mô phỏng diễn biến trận lũ quét sau khi đã xảy ra. Nó có tác dụng đánh giá hay ước tính lũ quét. Thực tế là chưa có mô hình dự báo lũ quét. Để có phương pháp cảnh báo, dự báo lũ quét có tính tác nghiệp cao cần giải quyết những vấn đề sau đây:
a. Xác lập ngưỡng mưa sinh lũ quét.
b. Cảnh báo lũ quét
2. Biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét
1. Quy hoạch phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét phù hợp với điều kiện địa phương và có tính khả thi, được lồng ghép với quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Giảm thiểu hiệu quả của mưa gây ra lũ quét bằng việc trồng rừng, bảo vệ đất, phòng chống xói mòn (lũ quét sườn dốc).
3. Thông thoát dòng chảy lũ qua cầu, cống, đường giao thông, các cửa hang karst bờ biển (cần dành một khoảng đất trống thấp, thích đáng),… (lũ quét nghẽn dòng, lũ quét xé cửa…).
4. Kiểm soát độ an toàn các hồ chứa và có biện pháp phòng chống vỡ đập (lũ quét do vỡ đập).
5. Xác lập quy trình và vận hành tốt các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đơn độc hay hệ thống bậc thang không gây hậu quả nghiêm trọng cho hạ lưu (lũ quét do xả lũ hồ chứa).
6. Trồng cây phủ xanh đồi cát trọc. Cải tạo đất cát biển. Xây tường chắn cát bùn các hệ thống cống phù hợp đưa dòng lũ cát bùn ra biển… (Dòng lũ cát bùn).
7. Nâng cao khả năng dự báo lũ với thời gian dự kiến dài và có độ tin cậy cao.
8. Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và hoạt động có hiệu quả cao.
9. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang làm tăng tần số và cường độ lũ quét. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, về lũ quét và biện pháp phòng tránh lũ quét. Đặc biệt cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo lũ quét qua phương tiện thông tin đại chúng cũng như từ hệ thống cảnh báo lũ quét của địa phương.