HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE
Lấy ý kiến “Tham vấn cộng đồng” khi đánh giá tác động môi trường các Dự án phát triển kinh tế - Xã hội ở nước ta vẫn bị xem nhẹ
Thứ Ba, 08/11/2011 | 12:07:00 PM
Đây là Tổng hợp kết quả của Viện Môi trường & Phát triển bền vững
(thuộc VACNE) vừa công bố tại cuộc Hội thảo vừa diễn ra tại Hà Nội,
sau một thời gian khảo sát, nghiên cứu 6 Dự án điển hình mới triển
khai ở Việt Nam trong những năm gần đây, do Oxfam tài trợ.
Cụ thể là các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhất là Thông tư 05/2008
của Bộ TN&MT chưa phát huy hiệu quả; việc lấy ý kiến Tham vấn cộng
đồng trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM của hầu hết các Dự án phát
triển kinh tế- xã hội ở nước ta chỉ mang tính hình thức, đối phó (kể
cả các Dự án cấp quốc gia).
Theo PGS.TS Lê Trình, Viện trưởng Viện Môi trường & Phát triển bền
vững và TS Nguyễn Khắc Kinh, Phó Chủ tịch Hội ĐTM (thuộc Hội BVTN&MT Việt Nam), sở dĩ có tình trạng này, là do nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn vai trò tham vấn cộng đồng. Hầu hết các cơ quan chức năng (nhất là chủ dự án) vẫn coi việc lấy ý kiến Tham vấn cộng đồng như một “khâu cản trở”, mà không biết rằng: đây chính cơ hội để tiếp thu tri thức bản địa nâng cao chất lượng báo cáo ĐTM và tạo thêm sự đồng thuận của xã hội đối với Dự án. Vấn đề cốt lõi không thể bỏ qua là: nhiều quy định về pháp lý đối với những vấn đề này còn bất cập, chưa thật rõ ràng và mang tính bắt buộc. Đặc biệt, việc chuyển giao trách nhiệm Tham vấn cộng đồng của chủ Dự án, sang chính quyền và các tổ chức xã hội địa phương là không đúng. Bởi cán bộ các cơ quan này không thể nắm vững báo cáo ĐTM và không đủ khả năng trả lời các cơ quan, cũng như người dân địa phương trong quá trình tham vấn.
Từ kết quả khảo sát các Dự án: Nhà máy xi măng Trung Sơn (Lương Sơn-
Hòa Bình); Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận); Thủy điện Trung Sơn
(Quan Hóa- Thanh Hóa); đường trục Bắc – Nam (đoạn qua Hà Tây cũ); Mỏ
đá vôi Phong Xuân (Phong Điền- Thừa Thiên –Huế) và trồng mới 2.300 ha
cao su ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) các nhà khoa học còn chỉ ra nhiều sơ hở về
Luật pháp, trong xây dựng báo cáo ĐTM, cũng như thời hạn và kỹ thuật
tham vấn cộng đồng…cần phải sửa đổi.
Đai diện tổ chức Oxfam đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu này đối với
Dự án RVNA 73 và bày tỏ mong muốn tiếp tục được hợp tác với Viện Môi
trường & Phát triển bền vững, cũng như Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi
trường Việt Nam./.
Văn phòng VACNE
Lượt xem: 2447
Các tin khác
Dài ngắn (27/01/2025 08:17:AM)
Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (13/01/2025 02:36:PM)
Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024 (09/01/2025 09:45:AM)
Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024 (06/01/2025 09:28:AM)
Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH (02/01/2025 11:27:AM)
Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024” (30/12/2024 02:14:PM)
Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024 12:23:AM)
Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam (16/12/2024 12:32:PM)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne (13/12/2024 02:58:PM)