quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI NGHỊ COP 15

Không có hành tinh dự phòng cho con người: COP 15 có ý nghĩa gì với Việt Nam?

Thứ Sáu, 18/12/2009 | 06:49:00 AM

TT - 12 ngày hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 15 (COP 15) rồi cũng sẽ rơi vào quên lãng. Trong khi đó, COP 15 đáng được ghi nhớ hơn, do lẽ trước khi thế giới có được một hành tinh nào khác để lánh nạn, thì người dân Việt vào năm 2050 sẽ không còn một dải đất hình chữ S rộng 331.690km2 như hiện nay, nếu như không sớm “nhúc nhích” trong nhận thức và hành động.

 

Một nhà hoạt động môi trường cho Tổ chức Avaaz.org trong trang phục kiểu cái cây, giơ cao biểu ngữ “Không được dối trá về rừng” tại trung tâm hội nghị Bella ở Copenhagen ngày 15-12. Cả thế giới đang trông chờ các nhà lãnh đạo các nước đưa ra một thỏa thuận toàn cầu để ngăn chặn tình trạng Trái đất ấm dần lên - Ảnh: Reuters

Bởi đến năm đó, theo kịch bản cảnh báo của TS Jeremy Carew Ried (Ngân hàng Phát triển châu Á) công bố hồi tháng 7, thì 61% diện tích của TP.HCM sẽ chịu ngập lụt thường xuyên. Bão sẽ đổ bộ thường xuyên hơn, mạnh hơn và có đến 71% diện tích thành phố bị ngập sâu và lâu hơn.

Do nạn xâm nhập mặn, cả trong mùa ngập lụt cũng như mùa khô hạn sẽ thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu. Có mặt tại hội nghị, đại sứ Đan Mạch (nước chủ nhà COP 15) Peter Lysholt Hansen sốt ruột khuyến cáo: “Việt Nam (như là một bên tham gia có nguy cơ nhất) cần trình bày kịch bản này tại COP 15 để cộng đồng quốc tế có những kế hoạch giúp đỡ Việt Nam”.

Còn theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng “hài hòa nhất” được Bộ Tài nguyên - môi trường công bố chiều 9-9, ít nhất TP.HCM sẽ có 10% diện tích bị ngập, ĐBSCL thì đến 19%. Nếu theo kịch bản cao nhất thì 23% diện tích TP.HCM và gần 38% diện tích ĐBSCL sẽ ngập trong nước.

Cho dù là kịch bản “hài hòa” hay cảnh báo, 40 năm nữa ngập sẽ là cầm chắc... Bởi thế, năm ngày trước khi COP 15 khai mạc, trong khi “chủ nhà” của cuộc họp tham vấn các nhà tài trợ nước ngoài còn mải hân hoan trước con số “kỷ lục” 8 tỉ USD nợ nước ngoài được hứa cho vay (cho không chỉ một ít) thì điều phối viên các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Jesper Morch lưu ý: “Việt Nam cần cân nhắc nguy cơ mực nước biển dâng lên và tác động của biến đổi khí hậu đối với bão, mưa, hạn hán và nhiệt độ có thể nghiêm trọng hơn cả trường hợp dự báo xấu nhất... để có một sự lựa chọn chính sách đối ngoại cũng như đối nội” tối ưu nhằm đối phó thảm họa đã được báo trước này.

Theo ông, Việt Nam nên quy hoạch không gian cả đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng ĐBSCL và TP.HCM... trên những phân tích tác động của biến đổi khí hậu để đối phó. Từ lời khuyên này, nhìn lại vấn nạn “không biết cốt nền của TP.HCM là bao nhiêu” càng không thể không lo âu cho dự án chống ngập kênh Nhiêu Lộc, đang trong giai đoạn khẩn trương “lô cốt”, trong kịch bản “nước biển dâng lên” đó. Không rõ lúc đó có kịp “lô cốt” để chống ngập không.

Ông cũng khuyến cáo từ nay khi hoạch định các kế hoạch tổng thể, nên xét trên cả phương diện tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế với lượng cacbon thấp, để từ đó hướng đến các khoản đầu tư nào vừa sử dụng năng lượng tốt hơn vừa áp dụng các công nghệ giảm thải khí cacbon. Từ đó có thể nghĩ ngay đến công nghiệp ximăng vốn là một ngành vừa tiêu tốn năng lượng vừa “siêu” thải (đủ thứ) khí..., đã thừa mứa sản lượng song vẫn còn nhiều dự án tiếp tục được triển khai.

Lĩnh vực năng lượng cũng là một ưu tư đối với điều phối viên các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. Theo ông, “cần lồng ghép ngay vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch đầu tư trong khu vực công cộng và tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Các quyết định đầu tư của ngày hôm nay có thể có những tác động dài lâu đối với mức phát thải khí cacbon trong trương lai”. Có thể liên hệ đến cơn đại hồng thủy thủy điện (cả quốc doanh lẫn tư nhân) đang hằng năm đồng bộ với lũ lụt ở miền Trung, và số rừng đã được phá cùng sẽ được phá không chỉ để làm thủy điện.

Trong khi đó, chống phá rừng chính là một trong những mảng đề tài lớn của COP 15 và được nhất trí cao. Chuyển nhượng kỹ thuật từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nằm trong kế hoạch Bali của COP 13, với giá phải trả là bao nhiêu, có được giảm giá hay không cũng là một mảng đề tài lớn khác... Viện trợ như thế nào trong tình hình mới? Tỉ như Đan Mạch từ năm tới sẽ viện trợ Việt Nam chống biến đổi khí hậu...

Tiếc thay, những tin tức này bị chìm lỉm trong những tin tức về những tranh cãi, bế tắc giữa các nước, cứ như thể Việt Nam sẽ chẳng hề hấn gì trước thảm họa này hay đang ở trên một hành tinh khác...

DANH ĐỨC

______________________

“Đại biểu đặc biệt”

Đơn xin từ chức của chủ tịch đương nhiệm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP 15), bà Connie Hedegaard, đã được Thủ tướng Đan Mạch Lokke Rasmussen chấp thuận. Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Chính phủ Đan Mạch, Thủ tướng Lokke Rasmussen sẽ thay thế nhiệm vụ của bà Connie Hedegaard với lý do “số lượng không thể dự kiến được các nhà lãnh đạo thế giới đang bắt đầu tới Copenhagen để tham gia đàm phán”.

Theo chỉ định của thủ tướng Đan Mạch, Bộ trưởng Connie Hedegaard tiếp tục tham gia đàm phán với tư cách “đại biểu đặc biệt” của ông.

Giải thích về nhiệm vụ mới của bà Connie, thủ tướng Đan Mạch nói: “Ước tính có khoảng 115 nhà lãnh đạo thế giới đã quyết định tới tham dự đàm phán tại COP 15 để đạt được một thỏa thuận tại Copenhagen. Quyết tâm ngăn chặn biến đổi khí hậu mang tính lịch sử này sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để chúng ta có thể đạt được một cam kết toàn cầu. Những đàm phán cuối cùng sẽ vô cùng căng thẳng và vất vả, vì thế tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Connie Hedegaard tiếp tục đàm phán cho kết quả của Copenhagen cùng với các đồng nghiệp”.

Theo tin nhanh từ trung tâm hội nghị, khoảng 40.000 người đổ về Trung tâm hội nghị Bella, trong khi sức chứa của trung tâm này là 15.000 người. Ban tổ chức đã giải quyết bằng vấn đề cấp hạn ngạch, theo đó bắt đầu từ ngày 15-12 chỉ có đại biểu có thẻ phụ mới được vào trung tâm hội nghị. Tuy nhiên điều này không hề làm giảm tình trạng tắc nghẽn tại trước cửa trung tâm hội nghị, các đại biểu NGO phải đợi năm giờ ngoài cửa dưới trời lạnh 0oC và mưa tuyết nhưng vẫn chưa đến lượt.

HOÀNG ĐỨC MINH

 

Lượt xem: 1362

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE