quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Huế: Biến tài nguyên nước thành tài nguyên du lịch

Thứ Ba, 21/02/2017 | 06:32:00 AM

Sông Hương có khả năng cung cấp nước rất dồi dào, khó khô kiệt. Lưu vực thượng nguồn sông Hương rộng lớn (Nam Đông – A Lưới – dãy Trường Sơn), có độ che phủ tốt và hệ thống sông phụ, khe suối nhiều.

 

Sông Hương đi qua trung tâm thành phố là một điểm nhấn độc đáo để phát triển du lịch

Hầu hết khách du lịch đến Huế đều có chung nhận xét: Huế là thành phố ngủ sớm. Đó cũng là một bất lợi cho ngành du lịch đất cố đô. Trăn trở để “đánh thức Huế” và quyết tâm biến Huế thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, Chủ tịch UBND TP. Huế cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch. Trong đó có chủ trương bật đèn sáng các đường phố và nhà ở vào cuối tuần, ngày lễ.
 
Huế đã từng loay hoay với mục tiêu xây dựng Huế là thành phố du lịch, di sản và thành phố Festival quốc gia xanh – sạch – đẹp. Và đã đến lúc Huế nên thêm yếu tố “sáng” vào mục tiêu này để tô điểm thêm cái  xanh – sạch – đẹp với đền đài, phố xá lung linh về đêm bên dòng Hương Giang thơ mộng.

Biến nước thành tài nguyên du lịch
 
Muốn thu hút du lịch cần tìm ra điểm nhấn độc đáo để hấp dẫn du khách. Lợi thế của Huế không chỉ dựa mãi vào cố đô Huếmà cần tìm thêm những độc đáo mới. Và dòng Hương Giang đi qua trung tâm thành phố là một điểm nhấn độc đáo.
 
Sông Hương có khả năng cung cấp nước rất dồi dào, khó khô kiệt. Lưu vực thượng nguồn sông Hương rộng lớn (Nam Đông – A Lưới – dãy Trường Sơn), có độ che phủ tốt và hệ thống sông phụ, khe suối nhiều. Đặc biệt, gió mùa Đông – Nam đưa hơi nước từ biển, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai – Lăng Cô vào đất liền, kết hợp địa hình dãy Trường Sơn – Bạch Mã – Hải Vân nên thường tạo mưa, bổ sung nguồn nước cho sông Hương.
 
Từ lợi thế đó, Huế nên xây dựng một số đài phun nước vừa trang trí làm đẹp, vừa tạo cảnh quang mát mẻ tại một số điểm cần thiết. Lắp đặt hệ thống phun sương theo cây xanh, ở cự ly và độ cao hợp lý dọc các tuyến đường chính, những điểm phục du lịch nhằm tạo ra vùng vi khí hậu cho Huế.
 
Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết: “Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Công viên cây xanh sử dụng nước mặt hồ tại đường Tôn Đức Thắng làm thí điểm các vòi phun, bắt đầu tạo không gian mát mẻ, cảnh quan khá ấn tượng. Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Công viên cây xanh tiếp tục làm một số điểm ven bờ sông Hương thuộc các khu vực công viên. Riêng ý tưởng lắp đặt hệ thống phun sương, thành phố sẽ tiếp tục xem xét, nghiên cứu”.
 
Với mục tiêu phát triển ngành du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế, TP. Huế vừa là trung tâm, vừa là hậu cứ phục vụ cho các loại hình du lịch: Thăm quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh. Việc kêu gọi đầu tư, tài trợ, vận động cộng đồng xã hội hóa những chủ trương, công trình công ích để tăng thêm lợi thế, độc đáo cho Huế là việc làm cần thiết.

Lê Chính (t/h)/moitruong.net.vn

Lượt xem: 2024

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE