Hội thường xuyên cập nhật các nội dung quan trọng về tài nguyên và môi trường vào thực tiễn Việt Nam - Đề xuất 22
(VACNE) Bằng sự nhậy bén trong nghiên cứu và với tinh thần trách nhiệm cao, VACNE và các hội viên của mình luôn chủ động nghiên cứu, phát hiện vấn đề và cập nhật các nội dung quan trọng về tài nguyên và môi trường vào thực tiễn đất nước.
Nhiều nội dung quan trọng được các chuyên gia của VACNE góp ý cho kế hoạch hành động
Cùng với các nội dung liên quan đến các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động đa dạng sinh học, gần đây là các mục tiêu Thiên niên kỷ và kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, VACNE sớm đề cập một cách hệ thống đến 2 lĩnh vực sau:
1. An ninh môi trường
Theo đánh giá của nhiều người, khái niệm “An ninh môi trường” được Tổng Thư ký Hội đề cập tương đối hệ thống lần đầu vào năm 1998 trong 1 bài phỏng vấn của Tạp chí KHKT Bộ Quốc phòng dưới thuật ngữ “An ninh sinh thái”. Năm 2010, Hội xuất bản cuốn “Bảo đảm An ninh môi trường cho phát triển bền vững”, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hai (2) năm sau, Nhà nước đặt hàng cho Hội xuất bản cuốn “An ninh môi trường”. Thực chất đây là tái bản có bổ sung cuốn trước đây.
Các ấn phẩm nêu trên của Hội đã đề cập hệ thống đến sự hình thành và phạm vi của vấn đề an ninh môi trường, đề cập tới các nội dung chính của an ninh môi trường hàm chứa trong tranh chấp tài nguyên và các dịch vụ hệ sinh thái, trong thiên tai và sự cố môi trường, trong lĩnh vực ô nhiễm xuyên biên giới, đặc biệt trong những nhiễu loạn sinh thái, vũ khí sinh thái và vấn đề tị nạn môi trường đang ngày càng phát triển phức tạp.
Hàng loạt các bài nghiên cứu được công bố sau đó. Một số đề tài nghiên cứu, đề tài luận án về an ninh môi trường được thực hiện tại một số bộ, ngành, địa phương và trường đại học. Nội hàm “An ninh môi trường” được đề cập tới trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia, trong tham luận của các đại biểu tại Đại hội Đảng toàn quốc năm 2011. Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nước “Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó”.
Tài liệu An ninh môi trường của VACNE năm 2010 và 2012
2. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
Đây là thuật ngữ xuất hiện một cách chính thức tại Công ước Đa dạng sinh học năm 1992, nhưng là vấn đề rất phức tạp. Do vậy, phải tới năm 2014, các nước mới ký được Nghị định thư Nagoya quy định chi tiết các nội dung liên quan đến vấn đề này. Năm 2005, IUCN xuất bản cuốn sách nhỏ của Hội có tên gọi “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích – những bài học từ thực tiến Việt Nam” và năm sau, lại cũng IUCN xuất bản cuốn “Đường dài tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam” của Hội. Nhiều người đến nay vẫn cho rằng đây là những ấn phẩm quan trọng, đề cập tới vấn đề gen một cách khoa học và thực tiến mà Hội đã đóng góp. Có lẽ vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Hội chủ trì nghiên cứu đề xuất chương “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học sau đó. Phần lớn các nội dung đóng góp của Hội đã được sử dụng tại Chương V của Luật Đa dạng sinh học “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền” với các mục sau:
Mục 1. Quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; gồm 7 điều;
Mục 2. Lưu giữ, bảo quản mẫu vật di truyền, đánh giá nguồn gen; quản lý thông tin về nguồn gen; bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen gồm 3 điều và
Mục 3. Quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen mauwx vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học gồm 4 điều.
Nhưng các hội viên VACNE vẫn chưa hài lòng. tiếp tục bổ sung nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình triến khai Luật Đa dạng sinh học hiện nay.
Tài liệu tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích