Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu quý 3 năm nay
Hiện nay, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đang phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tích cực chuẩn bị Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ 2.
Đây là hoạt động nhằm chia sẻ thông tin và đúc rút kinh nghiệm, sau 2 năm tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là việc nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng cùng chung sức ứng phó với BĐKH. Vì thế, chắc chắn Hội thảo này, sẽ thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà quản lý, cũng như các nhà hoạt động môi trường trong nước và quốc tế.
Theo dự kiến: ngoài các báo cáo chung, Hội thảo này sẽ có rất nhiều báo cáo theo 3 chuyên đề khác nhau như:
+ Chuyên đề về tổ chức, quản lý, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH.
+ Chuyên đề về nâng cao vai trò cộng đồng ứng phó BĐKH và truyền thông BĐKH.
+ Chuyên đề về cập nhật thông tin BĐKH.
Vì thế, Ban Tổ chức đang tích cực chuẩn bị, để Hội thảo này diễn ra đúng kế hoạch và đáp ứng được sự mong mỏi của các cơ quan quản lý và các địa phương, đặc biệt là giới khoa học .
Dự kiến, Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ 2, sẽ có nhiều học giả và các nhà quản lý tham gia, với những báo cáo sau:
1. GS.TSKH. Trương Quang Học, Trưởng Ban BĐKH, thành viên đoàn Việt Nam dự COP 16. Đánh giá kết quả cuộc họp COP 16 về BĐKH ở Mê hi cô và những việc Hội BVTN&MT Việt Nam cần quan tâm.
2. GS.TS. Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nước Đông Á. Lại Bàn về Đê biển và BĐKH.
3. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban PBXH. An ninh khí hậu ở Việt Nam
4. PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, Phó TTK Hội. Bước đầu đánh giá tác động của BĐKH đến thiên tai, lũ lụt, lũ quét và hạn hán ở Việt Nam.
5. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Phó TTK Hội. BĐKH và một số vấn đề đặt ra cho khu vực phía Nam.
6. GS.TSKH. Nguyễn Đức Ngữ. Những thông tin mới nhất về BĐKH toàn cầu.
7. TS. Phạm Đức Thi. BĐKH đã hiện hữu ở dãy Trường Sơn.
8. GS.TS. Trần Văn Nhân, Viện trưởng Viện KHCN Môi trường, Đại học Bách khoa, Hà Nội. BĐKH và các vấn đề công nghệ.
9. GS.TS. Lê Thạc Cán. Viện MT&PTBV. Băng tan, lượng mưa biến động và nguồn cấp nước lưu vực sông Mê Kông.
10. TS. Pam McEwee, Nghiêm Phương Tuyến &nnk, Trung tâm TN&MT. Vốn xã hội của cộng đồng và việc áp dụng để ứng phó BĐKH ở Việt Nam.
11. ThS. Nguyễn Thu Huệ, Trưởng ban PTCĐ. Cộng đồng ven biển Việt Nam ứng phó BĐKH – thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động của MCD.
12. TS. Trần Văn Miều, Trưởng Ban TTMT. Truyền thông môi trường và BĐKH nhìn từ góc độ cộng đồng.
13. Hội BVTN&MT đã mời một số cơ quan, địa phương, cá nhân viết các báo cáo như sau:
13.1. Cục KT,TV&BĐKH, Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH. Kết quả và thách thức 2 năm thực hiện Chương trình MTQG về BĐKH.
13.2. Viện KT,TV&MT. Cập nhật các kịch bản BĐKH ở Việt Nam
13.3. Cục Phòng chống bão lụt và BĐKH. Về việc quản lý rủi ro phòng chống thiên tai và BĐKH.
13.4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển của cả nước, các ngành và các địa phương
13.5. Quản lý tổng hợp dải ven biển và vấn đề BĐKH./.
Khi có thời gian và địa điểm cụ thể Hội sẽ thông báo để các Hội viên tham gia. Trong thời gian này đề nghị các Hội viên có các báo cáo phù hợp gửi về văn phòng Hội để đưa vào kỷ yếu. Đặc biệt các tác giả có tên trong danh sách trên khẩn trương gửi bao cáo về văn phòng hội để tổng hợp.
Danh Trường (VACNE)