quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI NGHỊ COP 15

Hội nghị Copenhagen đã thất bại

Thứ Năm, 24/12/2009 | 05:42:00 PM

Hội nghị khí hậu Copenhagen đã thất bại vì chính sách bảo vệ quyền lợi cứng rắn của Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Có lẽ chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ trải nghiệm được biến đổi khí hậu sẽ gây thảm họa lớn đến đâu – trong cuộc thí nghiệm khí nhà kính toàn cầu.

 
Hình minh họa
Hình minh họa
 

 

Lao hết tốc độ vào nhà kính
Hội nghị thế giới về khí hậu ở Copenhagen đã thất bại. Không có mục tiêu cụ thể cho việc giảm phát thải khí nhà kính. Các quốc gia công nghiệp đã không đưa ra được một chương trình giúp đỡ cụ thể cho những nước đang phát triển. Các nước như Ấn Độ và Trung Quốc có thể tiếp tục để cho nền kinh tế phát triển không kìm hãm.
Hội nghị mà các nhà khoa học, bảo vệ môi trường và chính trị gia tuyên bố là một trong các hội nghị quan trọng nhất trong lịch sử đã trở thành một cơ hội bị bỏ qua. Trong khi đấy thì nó có thể đã là cơ hội cuối cùng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Các chính phủ của thế giới này đã cần đến 17 năm mới có được hội nghị này. 17 năm của thuyết trình, thương thảo dường như vô tận, của tranh luận ý thức hệ, của trì hoãn, của thủ đoạn. 17 năm đã trôi qua kể từ hội nghị lần đầu tiên ở Rio năm 1992. 17 năm để tìm kiếm biện pháp đối phó sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Và bây giờ như thế đó. Nhiều hi vọng đã tan vỡ, những hi vọng đã chồng chất lên từ năm 1992.
Cho đến gần cuối, dường như vẫn còn có thể tránh thất bại ở Copenhagen. Trong các phác thảo cuối cùng của tuyên bố kết thúc, không chỉ có việc phải ngăn trái đất nóng thêm hơn 2 độ so với thời tiền công nghiệp mà còn cả việc người ta định phải làm những gì để đạt được đến điều đấy. Giảm phát thải 80% khí nhà kính cho đến năm 2050 và cả triển vọng cho một mục tiêu trung hạn đến năm 2020 cũng được đưa ra.
Obama chỉ nhượng bộ một lần duy nhất – không nhiều hơn
Nhưng cuối cùng thì chỉ còn là bản phác thảo thỏa hiệp bé nhỏ mà tròn 30 quốc gia dẫn đầu đã thống nhất vào tối ngày thứ 6 trước đó, chỉ còn lại mức 2 độ – không có mục tiêu cho các thập niên tới đây. Người ta chỉ qui định một cách đơn giản, không bắt buộc, cái ranh giới mà các nhà khoa học cho rằng đó là ngưỡng bước sang thảm họa khí hậu.
Trước thất bại của Copenhagen, ranh giới 2 độ này không còn có thể giữ được nữa.
Thật không ngạc nhiên khi kế hoạch thỏa hiệp của nhóm 30 đã bị nhiều nước khác xé vụn ra ngay sau khi được trình bày trong phiên họp toàn thể. Đặc biệt là những nước đang bị đe dọa sống còn không cho đó là một giải pháp.
Bây giờ đình trệ đang là mối đe dọa trong chính sách khí hậu toàn cầu. Và những người nghèo nhất trong số những người nghèo sẽ cảm nhận được trước nhất hậu quả của sự trì trệ này.
Bão tố và ngập lụt theo dự đoán sẽ dữ dội hơn trước đây khi chúng ập đến những người này. Mùa màng của họ sẽ khô héo. Sông băng tan chảy đe dọa việc cung cấp nước cho hàng triệu người và qua đó lấy đi cái cơ bản nhất của cuộc sống.
Các nước công nghiệp cũng không thoát khỏi hậu quả - nhưng nhờ vào phương tiện kỹ thuật và tài chính mà có thể khắc phục tốt hơn rất nhiều.
Thất bại của Copenhagen cũng là thất bại của Barack Obama. Ở hội nghị, Tổng thống Mỹ chỉ đưa ra một nhượng bộ duy nhất: ông hứa sẽ tham gia tài trợ cho những nước nghèo. Với số tiền đó, những nước này sẽ có khả năng chống chọi lại những hậu quả của biến đi khí hậu và cải tạo tăng trưởng kinh tế sao cho thân thiện với môi trường hơn là các quốc gia công nghiệp đã làm. 100 tỉ USD k từ năm 2020 – "một số tiền rất lớn" - Hillary Clinton nói. Nhưng bà không nói đến phần của Hoa Kỳ trong khoản tiền này. Và bản phác thảo thỏa hiệp bé nhỏ của các quốc gia dẫn đầu cũng không mang lại sáng tỏ cho câu hỏi này.
Chính Hoa Kỳ cho rằng kết quả quá nhỏ bé
Thay vào đó nó mang một chi tiết khác về tính thích chi trả của nước Mỹ. Hoa Kỳ tham gia 3,6 tỉ USD vào trong khoản tiền tài trợ ngay lập tức cho các nước nghèo từ 2010 đến 2012. Để so sánh: Liên minh châu Âu đóng góp 10,6 tỉ, nhiều gấp 3 lần. Nước Nhật còn đưa vào đó đến 11 tỉ.
Có lẽ trong các nước nghèo người ta không biết được phải nên cười hay khóc về phần của nước Mỹ.
Chính nước Mỹ - nước đã kìm hãm sự bảo vệ khí hậu trong 17 năm vừa qua, cuối cùng lại chỉ trích kế hoạch thỏa hiệp của nhóm 30 do chính họ cùng thương lượng là chưa đủ. "Nó không đủ để chống lại những đe dọa do biến đổi khí hậu mang lại" - một thành viên của đoàn đàm phán Mỹ nói. Cứ như thể chính sách của Mỹ trên quy mô toàn diện đã từng một lần quan tâm đến việc này. Và Obama - người tượng trưng cho một khởi đầu mới, hoàn toàn không xóa bỏ nghi ngại về ý muốn thật sự của chính sách khí hậu Mỹ.
Các cường quốc đang phát triển mà dẫn đầu là Trung Quốc cũng không tốt hơn là bao. Đối với họ, quyền lợi kinh tế ngắn hạn đi trước hạnh phúc về lâu dài của loài người. Với việc khước từ không đặt các biện pháp bảo vệ khí hậu của mình dưới sự kiểm soát của quốc tế, Trung Quốc đã góp phần chính vào trong thất bại của hội nghị.
Thất bại của Copenhagen là một chứng nhận cho những người cho rằng biến đổi khí hậu chỉ là tưởng tượng của các nhà khoa học, chính trị gia cánh tả và giới truyền thông gây hoang mang. Và cho tất cả những người cho rằng loài người không có khả năng giải quyết một mối đe dọa như biến đổi khí hậu trong một cố gắng tập thể.
Con người không thể tưởng tượng ra được mối nguy hiểm
Thái độ này hoàn toàn không phải chỉ là cay độc. Nó có thể được giải thích qua một nhận thức nào đó về tính cách của con người. Con người hành động theo trải nghiệm cá nhân. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tưởng tượng rằng một đại dịch có thể lấy đi toàn bộ dân cư của nhiều vùng đất – mặc dù đã xảy ra như vậy nhiều lần. Cũng tương tự như thế cho những lần núi lửa hoạt động hay thiên thạch rơi xuống đã tàn phá nhiều vùng rộng lớn hay cả một châu lục. Nhìn như vậy, biến đổi khí hậu còn nguy hiểm hơn thế nữa. Vì nó không hề có tiền lệ về nhiều mặt:
·         Không một cuộc chiến tranh nào hay một trận đại dịch nào đã gây hại đồng thời cho rất nhiều nước, mối đe dọa của một cuộc chiến tranh nguyên tử cũng không. Nhưng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại.
·         Người ta phải nhanh chóng đấu tranh chống lại nó, mặc dù những hệ quả tồi tệ nhất của nó vẫn còn ở trong tương lai và không đe dọa ngay tức khắc.
·         Cuộc đấu tranh chống lại nó đòi hỏi nhiều thay đổi mang tính cách mạng của lối sống phần lớn loài người.
·         Nó yêu cầu nhiều xã hội phải cộng tác mà quyền lợi của những xã hội này không thể khác nhau nhiều hơn nữa; thí dụ như các quốc gia dầu mỏ sống nhờ vào chất đốt hóa thạch và những quốc đảo đang lo ngại về sự tồn tại của mình.
Cảm nhận một mối nguy hiểm như thế đi ngược lại tâm lý của con người – chưa nói đến việc họ phải quyết tâm và hy sinh chống lại nó. Rất tiếc là con người thường hay đặt thành công ngắn hạn lên trên kế hoạch lâu dài.
Có thể nhận thấy điều đó ngay từ những việc hết sức tầm thường trong cuộc sống hằng ngày. Dù có nói nhiều cho đến đâu đi chăng nữa, rằng dùng một bóng đèn tiết kiệm năng lượng sẽ tiết kiệm được tiền về lâu về dài – nếu nhìn thấy một bóng đèn tròn thông thường có giá 99 cent bên cạnh bóng đèn tiết kiệm năng lượng đắt tiền hơn thì người ta lại thường lấy cái bóng đèn đầu. Những nghiên cứu khoa học chứng minh cho các hiệu ứng tương tự như thế chất đầy nhiều kệ sách trong thư viện.
Và thêm vào đó, trong vấn đề biến đổi khí hậu, thế giới không có một công cụ chính trị để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả – Copenhagen đã chứng minh cho điều đó. Có lẽ không bao giờ lại có nhiều lãnh tụ quốc gia và chính phủ và có nhiều áp lực từ bên ngoài hội tụ lại nhiều đến như thế để thống nhất thế giới và dẫn đến một quyết định vì lợi ích chung.
Đã không đủ. Có những người nói rằng đã không đủ, và sẽ không bao giờ đủ, vì bản tính kém cỏi của con người.
Có thể là họ đúng.
*****
Markus Becker, sinh năm 1973, học đại học về ngôn ngữ Anh, lịch sử và ngôn ngữ Đức ở Bochum (Đức) và Newcastle upon Tyne (Anh), tốt nghiệp thạc sĩ năm 1999. Từ tháng 9 năm 2003 ông lãnh đạo mảng khoa học của Spiegel Online.
Phan Ba dịch, tuanvietnam.net
(Vusta.org.vn, 22/12/2009)

Lượt xem: 2173

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE