quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI NGHỊ COP 15

Hội nghị Copenhagen: Chẳng ai chịu ai

Chủ Nhật, 13/12/2009 | 08:53:00 PM

Ngày 12-12 đánh dấu một ngày xuống đường ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Họ muốn gây tác động thật sự để lãnh đạo các nước ý thức về trách nhiệm và những cam kết cần có tại Copenhagen khi còn chưa đầy một tuần nữa, 110 lãnh đạo sẽ gặp nhau để hướng tới một thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu.

 

  

Mô tả ảnh.
 

 

Một ngày trước đó, một bản dự thảo được hé lộ cũng làm sống lại hi vọng về khả năng đạt được một hiệp định quốc tế sau nhiều tranh cãi kéo dài. Thỏa thuận dự thảo dài bảy trang do nhóm công tác đặc biệt về hoạt động hợp tác dài hạn của Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (AWG-LCA) soạn thảo và sẽ được đưa ra để các bộ trưởng môi trường thương thảo trong những ngày tới trước khi trình lãnh đạo thông qua vào ngày dự kiến kết thúc hội nghị (18-12).

Thỏa thuận dự thảo đặt mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5oC hoặc 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Dự thảo để ngỏ ba sự lựa chọn về hạn mức cắt giảm khí thải toàn cầu vào năm 2020 so với năm 1990, gồm các mục tiêu 50%, 80% và 95%. Reuters cho biết bản dự thảo bao gồm cả việc triển hạn Nghị định thư Kyoto hiện giờ kết thúc vào năm 2012, và một lộ trình song song các cuộc thương lượng lôi kéo những nước chưa ký Nghị định thư Kyoto, bao gồm Mỹ vào một thỏa thuận mới.

 

Mô tả ảnh.
Tại Úc, ngày 12/ 12 những người tổ chức ước tính khoảng 40 ngàn người đã tham gia cuộc “Đi bộ chống tăng nhiệt” .

 

Các nước công nghiệp ủng hộ mục tiêu 50% trong khi các nền kinh tế mới nổi, đứng đầu là Trung Quốc, tuyên bố phản đối cả ba mục tiêu trên, trừ phi các nước giàu chịu trách nhiệm gần như toàn bộ về gánh nặng cắt giảm khí thải. Nhưng Mỹ đã lập tức phản đối các điều khoản chính trong thỏa thuận dự thảo này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Todd Stern nhấn mạnh trên nhiều khía cạnh, thỏa thuận dự thảo là một bước đi mang tính xây dựng, song các đề xuất về kiểm soát hoạt động thải khí CO2 là “không công bằng” và Mỹ không coi việc cắt giảm khí thải là cơ sở để đàm phán.

Theo ông Stern, vấn đề cốt lõi là cách chia sẻ gánh nặng cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước vẫn chưa cân bằng, hiện sức ép chưa đủ lớn để các nền kinh tế khổng lồ đang nổi lên phải cắt giảm lượng khí thải. Ông nhấn mạnh đây là một công thức phản ánh lối tư duy xưa cũ và các nước trên thế giới không thể giải quyết vấn đề theo cách này.

Tuy vậy chuyện tài chính vẫn là vấn đề nóng bỏng nhất. Ngày 11-12, tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Brussels (Bỉ), Liên minh châu Âu (EU) thống nhất được một đề xuất hỗ trợ 7,3 tỉ euro (10,6 tỉ USD) trong ba năm tới cho các nước đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu.

Theo BBC, đó là một phần trong gói hỗ trợ 10 tỉ USD mỗi năm của tất cả các nước giàu để giúp châu Phi, các hòn đảo nhỏ và những nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu từ tháng 1-2010 đến hết năm 2012. Khoản tiền nói trên sẽ được dùng vào các hoạt động bảo vệ bờ biển, đối phó hạn hán, ngăn phá rừng và sử dụng nhiều hơn năng lượng từ mặt trời và từ gió.

Tuy vậy, lãnh đạo các nước nghèo và một số tổ chức quốc tế cho rằng số tiền trên chưa đủ. Bà Dessima Williams, chủ tịch Liên minh Các quốc đảo nhỏ (Aosis), nói tại Copenhagen rằng các nước nghèo không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững chỉ với số tiền nhỏ bé như thế. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi cũng tỏ ra nghi ngờ trên BBC: “Khá dễ dàng để các nước giàu đưa ra một con số trong ngắn hạn cho ba năm, nhưng sau đó thì sao?”.

Đáng ngờ hơn, khoản cam kết mới của EU không phải là viện trợ mới hoàn toàn mà bao gồm cả các khoản viện trợ cũ, đến mức bà Anne-Catherine Claude của ActionAid bày tỏ sự thất vọng: “Hầu hết số tiền đó đơn giản là được đặt tên lại các cam kết hiện giờ”. Theo BBC, trong số các nước EU, Anh cam kết nhiều nhất với 800 triệu euro mỗi năm, theo sau là Pháp và Đức, còn các nước Đông Âu nghèo hơn chỉ đóng góp những khoản tượng trưng.

Mô tả ảnh.
Nhiều người biểu tình bên ngoài Quốc hội Đan Mạch ở Copenhagen đòi cộng đồng quốc tế có cam kết mạnh mẽ hơn tại hội nghị biến đổi khí hậu, 12/12/2009. Ảnh : AP

Người ta đang làm gì ở Copenhagen?

Trước khi các nhà lãnh đạo cấp cao đến tham dự hội nghị và có những bài phát biểu bắt đầu từ ngày 15 đến hết 18-12, những ngày qua ở Copenhagen, bên ngoài các sự kiện bên lề là các phiên họp ở cấp thấp hơn, thứ trưởng, chuyên viên và các ủy ban, tổ chức môi trường chuyên trách nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật.

Các bên thay phiên nhau đưa ra cam kết và đề nghị của mình dưới sự chủ tọa của nước chủ nhà Đan Mạch hướng tới mục tiêu chung là đạt được một thỏa thuận mới kế thừa Nghị định thư Kyoto. Sự có mặt của những nhà lãnh đạo đứng đầu các quốc gia trong những ngày cuối sẽ quyết định xem họ có nhất trí với nhau về các thảo luận trước đó và đi tới một thỏa thuận cuối cùng hay không.

  • Theo TT
(Vietnam Net, 13/12/2009)
 

Lượt xem: 1693

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE