quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Hội là tổ chức đầu tiên đưa phương pháp Tiếp cận môi trường TAI vào thực tiễn Việt Nam – Đề xuất 21

Thứ Ba, 02/05/2017 | 10:47:00 PM

Năm 2006, VACNE được tổ chức TAI thế giới chọn làm đơn vị chủ trì thực hiện đánh giá quyền tiếp cận môi trường lần đầu tiên tại Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Viện Tài nguyên quốc tế (WRI), viện Môi trường Thái Lan (TEI) và IUCN Việt Nam.

Việc tiến hành TAI tại Việt Nam thông qua 20 nghiên cứu điển hình theo quy chuẩn Công cụ phần mềm TAI quốc tế, Phiên bản 2.0. Cột trụ của khung đánh giá TAI là 3 loại hình tiếp cận phân chia theo Nguyên tắc 10. Đó là: 1) Tiếp cận thông tin; 2) Sự tham gia của công chúng; và 3) Tiếp cận tư pháp. Ngoài ra còn có loại hình thứ tư là Xây dựng năng lực. Loại hình này đánh giá nỗ lực của chính phủ nhằm tăng cường nhân lực, thể chế và nguồn lực cho quá trình tiếp cận. Có tất cả 148 chỉ thị áp dụng cho cả 4 loại hình này. 

Mỗi nhóm nghiên cứu TAI quốc gia phải thực hiện ít nhất 18 nghiên cứu điển hình cho một đánh giá quốc gia, ngoài ra có thể thực hiện thêm các nghiên cứu điển hình khác nếu thấy cần thiết. Các nghiên cứu điển hình chỉ thực hiện cho 3 loại hình đầu, mỗi nghiên cứu điển hình phải áp dụng từ 27- 42 chỉ thị đặc thù. Riêng đối với loại hình Xây dựng năng lực chỉ áp dụng một số chỉ thị cho toàn bộ đánh giá. Lĩnh vực thực hiện các nghiên cứu điển hình trong từng loại hình được quy định cụ thể để đảm bảo rằng các lĩnh vực chủ chốt về quản lý môi trường đều được đánh giá.

Đánh giá về pháp luật

16 chỉ thị chung về pháp luật áp dụng một lần cho một đánh giá quốc gia

+

Đánh giá về xây dựng năng lực

12 chỉ thị chung về xây dựng năng lực áp dụng một lần cho một đánh giá quốc gia

+

Các nghiên cứu điển hình về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận tư pháp

Tiếp cận thông tin            Tối thiểu 8 nghiên cứu điển hình, mỗi nghiên cứu bao gồm 27-37 chỉ thị  

Sự tham gia của công chúng Tối thiểu 6 nghiên cứu điển hình, mỗi nghiên cứu bao gồm 31-41 chỉ thị  

Tiếp cận tư pháp              Tối thiểu 4 nghiên cứu điển hình, mỗi nghiên cứu bao gồm 33-42 chỉ thị  


Sơ đồ các hợp phần chính của đánh giá TAI

Các bước thực hiện đánh giá TAI bao gồm: lựa chọn các nghiên cứu điển hình, áp dụng các chỉ thị và phân tích số liệu.

Đối với từng chỉ thị, khung đánh giá TAI cung cấp hướng dẫn cho các nghiên cứu viên thực hiện các phương pháp thích hợp như phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu luật pháp, thống kê hoặc điều tra tại chỗ. Cuối cùng, nghiên cứu viên phải chọn 1 trong 5 hoặc 6 giá trị đánh giá mức độ điều hành của các cơ quan chính phủ đối với vấn đề được nêu trong chỉ thị. Các giá trị này sẽ là cơ sở cho quá trình phân tích chung của chương trình đánh giá.

Chương trình đánh giá TAI ở Việt Nam đang áp dụng phiên bản mới nhất (2.0) của công cụ đánh giá này. Phiên bản này là công cụ đánh giá mang tính tương tác trên nền web, có nhiều chức năng hiện đại và hiệu quả cho việc theo dõi, so sánh, phân tích và tổng hợp các nghiên cứu điển hình trong một đánh giá, so sánh, tổng hợp các đánh giá của nhiều quốc gia khác nhau và đặc biệt cho việc quảng bá rộng rãi các kết quả tới công chúng trên website TAI.

Gần 20 đơn vị của Hội đã được huy động tham gia. Hàng chục "Sự kiện tiêu biểu" được lựa chọn để phân tích, đánh giá. Nhiều bài báo, ấn phẩm được công bố, trong đó có cả tài liệu tiếng Anh. Các lớp tập huấn phương pháp được tổ chức ở Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Bangkok. Quan trọng hơn là các hội viên VACNE vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn. Đến nay, VACNE tiếp tục tham gia TAI khu vực Châu Á, đã có luận văn tốt nghiệp, luận văn cao học về chủ đề TAI. Đặc biệt, năm 2008, được sự nhất trí của Bộ Tài nguyên và Môi trường VACNE đã tiến hành Xây dựng dự thảo Nghị định về tăng cường vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường gồm 7 chương, 39 điều theo phương pháp đánh giá TAI. Dự thảo được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao có khả năng áp dụng thực tiễn.



Hội thảo TAI tại Hà Nội



Hội thảo TAI tại thành phố Hồ Chí Minh



Hội thảo TAI tại thành phố Huế


Các chuyên gia Việt Nam tham dự Hội thảo TAI tại Thái Lan

Danh mục các nghiên cứu điển hình được áp dụng ở Việt Nam

STT

Loại hình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu

Chuyên gia thực hiện

Tiếp cận thông tin

1.     

 

 

Trường hợp khẩn cấp về môi trường (sự cố môi trường)

Đánh giá việc bảo đảm thông tin cho cộng đồng về tác hại của việc nhập khẩu chất thải trong các năm 2005, 2006

Lê Sơn, Hội BVTNMT Hải Phòng

ThS. Lê Thị Bích Thủy, VACNE

2.     

Đánh giá việc được thông tin về ảnh hưởng của vụ rò rỉ hộp đựng chất phóng xạ tại Hà Nội tháng 6/2006

PGS.TS. Đặng Kim Chi, P. Chủ tịch Hội BVMT Công nghiệp

3.     

 

Quan trắc chất lượng không khí

Đánh giá việc cộng đồng được tiếp cận các thông tin về chất lượng không khí do mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của TP. HCM cung cấp hàng năm

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Trung tâm CNMT

4.     

 

Quan trắc chất lượng nước

Đánh giá việc cộng đồng được tiếp cận các thông tin về chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ do mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia cung cấp hàng năm

GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện KT Nước và CNMT

5.     

Tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở công nghiệp

Đánh giá việc cộng đồng được tiếp cận các thông tin về tình hình đóng phí nước thải đối với Công ty dệt nhuộm Trung Thư Hà Nội

TS. Nghiêm Trung Dũng, Hội BVMT Công nghiệp

6.     

Đánh giá việc cộng đồng được tiếp cận các thông tin về tình hình tuân thủ các TCMT của Nhà máy Gốm xây dựng Bình Minh (thuộc Viglacera)

KS. Thái Minh Sơn, Chi hội Trung tâm KTMT Đô thị và KCN

7.     

 

Báo cáo tình trạng môi trường

Đánh giá việc công bố rộng rãi các thông tin HTMT hàng năm cho công chúng

TS. Nguyễn Hoàng Yến, VACNE

8.     

Đánh giá việc công bố rộng rãi các dữ liệu môi trường cho công chúng

TS. Hoàng Dương Tùng, Hội Môi trường Cục BVMT

9.     

 

 

 

 

 

 

Khác

Đánh giá về việc tiếp cận các thông tin môi trường của báo chí và cộng đồng nói chung về thuốc bảo vệ thực vật nhân sự kiện tranh cãi không dứt giữa các cơ quan quản lý về dư lượng thuôc bảo vệ thực vật trên rau trồng ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội thời gian qua

Nhà báo Hoàng Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam

10.  

Đánh giá việc bảo đảm thông tin cho cộng đồng trong việc hoạch định dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA đối với Chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường cho các đô thị nhỏ ở Việt Nam 2005-2012.

PGS.TS. Nguyễn Việt Anh, Chi hội Trung tâm KTMT Đô thị và KCN

Sự tham gia của công chúng

11.  

 

Xây dựng chính sách

Đánh giá sự tham gia của công chúng trong việc hoạch định Chiến lược BVMT quốc gia giai đoạn đến 2010 và định hướng đến 2020

ThS. Lê Thị Bích Thủy, VACNE

12.  

Đánh giá sự tham gia của công chúng trong việc xây dựng Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam giai đoạn từ sau 2005

GS.TS. Phạm Bình Quyền, P.Viện trưởng Viện MT&PTBV

13.  

 

Ra quyết định về quy chế

Đánh giá sự tham gia của công chúng trong việc soạn thảo Luật BVMT sửa đổi (năm 2005)

PGS.TS. Lê Trình, Viện MT&PTBV

14.  

Đánh giá sự tham gia của công chúng trong việc soạn thảo Quyết định xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (năm 2003)

TS. Nguyễn Văn Lâm, Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường

15.  

 

Ra quyết định ở cấp dự án

Đánh giá sự tham gia của công chúng trong việc thẩm định Báo cáo ĐTM Dự án đường HCM đoạn đi qua Vườn Cúc Phương (năm 2003)

GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội BVTN&MT Viện ST&TNSV

16.  

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong việc thay đổi Dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh, Thừa Thiên – Huế (năm 2005)

TS. Lê Văn Thăng, Chủ tịch Chi hội Trung tâm Tài nguyên MT và CNSH, Đại học Huế

Tiếp cận tư pháp

17.  

Từ chối quyền tiếp cận thông tin

Khiếu kiện vì thiếu các thông tin môi trường tại tỉnh Bắc Giang

ThS. Lê Thị Bích Thủy, VACNE

18.  

Từ chối quyền tham gia

Tổng quan về việc xử lý các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận tư pháp của cộng đồng trong trường hợp bị từ chối tham gia vào hoạt động BVMT

ThS. Nguyễn Văn Phương, VACNE

19.  

Đòi bồi thường thiệt hại môi trường

Đánh giá việc không thỏa mãn với đền bù thiệt hại môi trường do Nhà máy nhiệt điện I gây ra (đầu thế kỷ 21)

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, PCT Hội Kinh tế môi trường

20.  

Khiếu kiện do không tuân thủ

Đánh giá việc khiếu kiện Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội không tuân thủ các yêu cầu BVMT đối với bãi rác Nam Sơn (năm 2004)

ThS. Dương Thanh An, Hội Môi trường Cục BVMT




Tài liệu TAI cho cộng đồng được xuất bản năm 2007

Văn phòng VACNE

Lượt xem: 3659

Các tin khác

Đã chọn được những gương mặt xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(06/11/2024 08:18:AM)

Một số thông tin báo chí về vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(03/11/2024 06:29:PM)

Mời dự Hội nghị Ban chấp hành VACNE 2024

(01/11/2024 02:19:PM)

Lãnh đạo hội tham gia truyền hình thực tế về vai trò của trí thức khoa học – công nghệ trong bảo vệ môi trường của thông tấn xã việt nam

(01/11/2024 09:09:AM)

Lãnh đạo vacne tham gia hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”

(25/10/2024 12:02:PM)

Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất

(24/10/2024 03:13:PM)

Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN

(24/10/2024 09:18:AM)

Thông báo 10 bài thi lọt vào vòng Chung kết

(21/10/2024 03:59:PM)

Giới thiệu Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”

(17/10/2024 04:55:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE