quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Hội BVTN&MT Việt Nam cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra

Chủ Nhật, 05/06/2011 | 06:09:00 AM

Cuộc họp Thường vụ mở rộng của Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) vừa họp tại Bắc Cạn, cùng thống nhất với nhận định: Hội đã hoàn thành về cơ bản các nhiệm vụ đề ra trong 6 tháng đầu năm nay.

 
 
Bên cạnh những công việc đã triển khai tốt, còn một số việc chưa hoàn thành theo dự kiến (với nhiều lý do khách quan), song cũng có nhiều việc mới xuất hiện và sẽ có những điều chỉnh hoạt động trong nửa cuối năm 2011.

 
Cuộc họp Thường vụ mở rộng tại Khách sạn Bắc Kạn
 
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Văn phòng Trung ương Hội đã phối hợp với các Hội cơ sở, các cấp chính quyền địa phương tổ chức được 7 lễ công nhận cho 77 cây di sản (trong đó có 54 cây lim tại đền Cao, Chí Linh, Hải Dương; 01 cây gạo tại đền Mõ, Hải Phòng, 01 cây thị tại Ba Vì; 18 cây duối tại Đường Lâm, Sơn Tây; 01 cây sa mu dầu tại Nghệ An và 02 cây nghiến ở Cao Bằng). Để hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho địa phương, phục vụ tốt hơn cho việc công nhận Cây Di sản, văn phòng Hội thực hiện 5 đợt khảo sát tại: rừng lim đền Cao, Chí Linh (Hải Dương); rừng mai vàng, hàng tùng và những cây đại cổ thụ ở Yên Tử, 2 cây lim Quảng Yên, (Quảng Ninh); cây đa 13 thân ở Hải Phòng và cây nghiến ở Pác Bó (Cao Bằng).
Rất đáng mừng là: các hoạt động vinh danh Cây Di sản Việt Nam do VACNE tổ chức được cộng đồng quan tâm hưởng ứng, có nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, các ngành và địa phương tới dự và động viên. Tất cả các đợt công nhận Cây di sản Việt Nam đều có sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư địa phương và các nhà báo ở Trung ương và địa phương. Hàng chục chương trình và hàng trăm bài báo giới thiệu về Sự kiện này đã xuất hiện trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền Hình Thông Tấn, VTC, truyền hình địa phương và các tờ báo, tạp chí , trang Website  trong nước và quốc tế.
Việc biên soạn và chuẩn bị công bố chuyên khảo "Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn"- sản phẩm của VACNE hưởng ứng Năm Quốc tế về rừng cũng cơ bản hoàn thành. Đến nay, bản thảo đã được Hội đồng khoa học của Hội góp ý và thông qua nội dung, trước khi chuyển sang nhà xuất bản. Ấn phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc vào quý 3 năm 2011.
Cuộc thi quốc gia “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" lần thứ 8  do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức vẫn được duy trì trong điều kiện không có sự tài trợ.
Cuộc thi này đã nhận được hơn 800 đề án của học sinh các trường THPT ở 11 tỉnh, thành phố trên cả nước gửi tới tham gia. Sau nhiều vòng chấm, Hội đồng Giám khảo đã tuyển chọn ra 7 đề án xuất sắc nhất và 5 đơn vị có nhiều đóng góp cho cuộc thi năm nay để trao giải thưởng và Phát động cuộc thi “Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 9 vào trung tuần tháng 6, tại Hà Nội.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giữa tháng 3/2011 Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức ký chương trình liên tịch về việc phối hợp tổ chức các hoạt động của thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011- 2016. Ngay sau lễ ký kết, một số hoạt động bước đầu đã được 2 bên triển khai theo văn bản đã ký, đáng chú ý nhất là việc nhanh chóng xây dựng chuyên trang thông tin “Tuổi trẻ với môi trường” trên website của Hội. Đến nay, với sự tích cực của Hội và Đoàn TNCSHCM, chuyên trang đã đăng tải được 31 bài về hoạt động của tuổi trẻ bảo vệ môi trường trong cả nước.
Ngoài việc Củng cố Hội, phát triển các Hội thành viên, tăng cường hoạt động các Ban chuyên môn, cải tiến nâng cao chất lượng trang Website, Trung ương Hội cũng đang xúc tiến phối hợp với các cơ quan chức năng và các đơn vị thành viên của VACNE chuẩn bị Hội thảo về chủ đề “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam” lần thứ 2, Hội thảo ĐTM Việt – Hàn lần thứ 3 và thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án hợp đồng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
 
TS. Nguyễn Ngọc Sinh – chủ trì cuộc họp
 
Thường vụ Trung ương Hội đánh giá cao hoạt động của các đơn vị thành viên như: Hà Nội, Huế, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Nghệ An. Vĩnh Phúc, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh đã tích cực phối hợp với Trung ương Hội tổ chức sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam. Công tác việc phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường trong  thời gian gần đây của các tổ chức: Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam – VFEJ, Trung tâm Nghiên cứu & Giáo dục Môi trường (Đại học Sư phạm Hà Nội I) Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cây thuốc Dân tộc Cổ truyền (CREDEP) …cũng đã thể hiện được vai trò của Hội.
Riêng trang website của Hội có nhiều cải tiến, có nhiều công tác viên tích cực viết bài có nội dung sâu sắc, nên số lượng người truy cập website liên tục tăng. Nhiều ngày đã lên đến 3.000-4.000 người truy cập. Trang tiếng Anh cũng có trên 5.000 lượt truy cập 1 tháng. Đặc biệt, nhiều khi có hàng trăm người truy cập lúc 2-3h sáng. Những con số trên thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng và các thành viên của Hội đối với công cụ truyền tải thông tin này.
Ngoài việc thông tin trên website, Hội cũng phối hợp với một số phương tiện truyền thông khác như VTV, HTV, VOV, TTXVN, tạp chí Bảo vệ Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, Báo Đất việt, Báo Khoa học và Đời sống, các báo điện tử đăng tải tất cả những thông tin về hoạt động của Hội.
Về nhiệm vụ tư vấn, phản biện xã hội trực tiếp và qua báo chí, được tổ chức thường xuyên, đạt kết quả cao như: hiện tượng nứt đất Di Linh, dự án Bô xít Tây Nguyên, Dự án thủy điện Xayaburi, xung quanh chuyện rùa hồ Gươm…
Việc bổ sung thêm nhân sự mới cho Thường vụ và Ban chấp hành Trung ương Hội và những công việc mới xuất hiện như phối hợp xuất bản báo điện tử “Viettinnhanh.net”, tiếp nhận tình nguyện viên và tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm công nghệ môi trường, đào tạo sinh viên quốc tế…đều được các thành viên tán thành triển khai, với quyết tâm cao. Cụ thể, bổ sung GS.TSKH. Trương Quang Học, Trưởng Ban Biến đổi khí hậu vào danh sách Ban Thường vụ; đồng thời xin ý kiến bổ sung Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội BVTN&MT thành phố Hồ Chí Minh và TS. Trần Hồng Thái, hiện là Phó Viện trưởng Viện Khí tượng, Thủy Văn và Môi trường, lãnh đạo viện trực thuộc mới của Hội vào danh sách BCHTW Hội.
 
 

Chụp ảnh lưu niệm
 
VP VACNE
 
 

Lượt xem: 1683

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE