TTHTCĐ và TTGDMTCĐ tại các khu vực dự án MCD là nơi đáp ứng được các nhu cầu học tập tại chỗ của cộng đồng địa phương, đồng thời cung cấp kiến thức về môi trường, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước và rạn san hô, du lịch sinh thái, v.v.. nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương và khách tham quan du lịch. Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường biển và ven bờ biển chỉ có thể thành công và có ảnh hưởng tích cực khi người dân và các cấp chính quyền hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi, khai thác bền vững, đối với cuộc sống con người và biết cách quản lý một cách hiệu quả.
08 đại diện Ban quản lý TTHTCD xã Giao Xuân, Nam Phú và TTGTMTCD xã Vạn Hưng đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và vận hành các TTHTCĐ, TTGDMTCĐ gồm các nội dung: xây dựng mô hình TTHTCĐ lý tưởng cho 05 năm tới; xác định thành công, khó khăn, cơ hội và thách thức của quá trình quản lý và vận hành hiện tại.
Ông Trần Tấn Đạc, Giám đốc TTHTCD xã Nam Phú cho biết cần đa dạng hóa cộng tác viên cho các Trung tâm và tạo mạng lưới truyền thông qua các kênh phát thanh rộng hơn nữa để thu hút sự tham gia và đóng góp của người dân vào các hoạt động của Trung tâm.
Về nguồn kinh phí hoạt động của các Trung tâm là vấn đề được thảo luận nhiều nhất. Các đại biểu đều cho rằng nguồn kinh phí cần được đa dạng hóa từ nguồn đóng góp của các cá nhân, cộng đồng, tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đoàn thể và nguồn kinh phí được giao khi tham gia các chương trình dự án tại địa phương.
Kết thúc buổi giao lưu, cả 03 TTHTCĐ đã xây đựng được kế hoạch hành động cho Trung tâm mình trong năm 2011 để hạn chế những khó khăn, vướng mắc mà mỗi Trung tâm gặp phải và hướng đến mô hình TTHTCĐ lý tưởng mà các Trung tâm đã đặt ra