quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Giá trị lịch sử và khoa học của cây Pơmu

Thứ Ba, 25/06/2013 | 03:26:00 PM

Rừng Tây Giang, nhất là các khu rừng Lim, rừng Pơ mu ở đồi Ziliêng- Tây Giang- Quảng Nam, với hơn một ngàn cây Pơ mu trên một ngàn tuổi là báu vật, là cội nguồn sống của muôn loài, trong đó có cả con người nơi đây.

 
Bài và ảnh: Pơ loong Plênh,

Trung tâm văn hóa- Thể thao huyện Tây Giang, Quảng Nam


 
    Rừng là môi trường sống của bao sinh vật, giữ nước đầu nguồn chống lụt, giữ carbon, lá phổi tạo nguồn oxygen, nguồn nguyên liệu đa dạng sinh học phong phú cung cấp những thực vật có giá trị trong y học và bao dịch vụ có ích khác cho con người. Không những thế rừng còn chứa đựng nhiều bất ngờ khác, cho ta những dữ kiện thông tin quý báu. Rừng Tây Giang, nhất là các khu rừng Lim, rừng Pơ mu ở đồi Ziliêng- Tây Giang- Quảng Nam, với hơn một ngàn cây Pơ mu trên một ngàn tuổi là báu vật, là cội nguồn sống của muôn loài, trong đó có cả con người nơi đây!
Đặc biệt hơn,  ngàn cây Pơ mu ở Tây Giang là cây quý, nằm trong sách đỏ của quốc tế.  Ngoài những giá trị về cảnh quan du lịch, giữ và điều tiết nguồn nước hài hòa quanh năm ở các khe sông suối, hay góp phần tạo dựng một môi trường sống luôn mát mẻ trong lành. Loài cây quý thuộc họ thông này, theo công trình nguyên cứu đầu năm 2009, nhà khoa học người Mỹ Brendan Buckley ở Phòng thí nghiệm Vòng cây  (Tree ring Laboratory) của cơ quan nổi tiếng Lamont-Doherty Earth Observatory cùng một đồng nghiệp Việt Nam tìm được trong rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà thuộc tỉnh Lâm Đồng, gần Đà Lạt, nhiều cây thông đã sống cách đây gần ngàn năm. Các cây thông này thuộc một loài cây thông hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng (ghi trong Sách Đỏ) gọi là Fokienia hodginsii (cây Pơ Mu).
 
 
 
 
            Cây Pơ mu ở rừng quốc gia Núi Bà,  Lâm Đồng 

 
   
             Cây Pơ mu ngàn năm tuổi ở Tây Giang
 
Từ các mẫu lấy ở thân cây Pơ Mu, ông Buckley đã tái tạo lại thời tiết gió mùa ở lục địa Á Châu trong quá khứ đến tận thế kỷ 14 và từ đó chứng minh là nền văn minh Khmer rực rỡ ở Angkor đã sụp đổ vì nạn hạn hán và môi trường thủy lợi. Đây là một khám phá quan trọng trong lịch sử khí hậu gió mùa và hiện tượng El Nino ở Đông Nam Á.
               Sau 4 ngày làm việc cực nhọc trong vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà với tinh thần hợp tác cao độ, mục tiêu của họ đã được hoàn tất. Họ đã có được hơn 100 mẫu ruột thân cây từ một quần thể cây Pơ Mu.
Ông Buckley nói: “Tôi nhìn địa điểm này và nhìn lại toàn Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam – tôi nhận ra rằng tôi có thể rất dễ dàng làm việc nghiên cứu tại đây cho đến khi tôi không thể làm việc được nữa. Có rất nhiều việc phải làm và thật là hết sức lý thú”.
Cộng với các kết quả nghiên cứu trước đây ở Thái Lan, nhóm nghiên cứu của Buckley đã xác định được rằng từ các vòng trên thân cây Pơ Mu đã có vài thời kỳ hạn hán lớn trên vùng đất liền ở Đông Nam Á trong các năm đầu của thế kỷ 15.

Lá cây Pơ Mu
Qua các mẫu (lấy bằng máy khoan tay nhỏ vặn đục vào thân cây) từ 36 thân cây Fokienia, nhóm nghiên cứu của ông Buckley đã tái tạo lại thời tiết chính xác nhất trong quá khứ hơn 700 năm cách ngày nay cho đến tận thế kỷ 13. Kết quả cho thấy có sự liên hệ (correlation) chặt chẽ giữa hạn hán trong vùng có cây Fokienia sống ở lưu vực sông Cửu Long và mô hình thời tiết El Nino.

Nghiên cứu của nhóm Buckley cho thấy có hai thời kỳ hạn hán kéo dài vào khoảng cuối thế kỷ 14 (1362-1392) và đầu thế kỷ 15 (1415-1440), thời điểm mà vương quốc giàu mạnh Khmer ở Angkor sụp đổ. Trong hai thời kỳ này thì giai đoạn hạn hán rất nặng kéo dài nhiều thập kỷ đã xảy ra vào đầu thế kỷ 15 với năm nặng nhất là năm 1417.
Tra theo sử liệu Việt Nam thì trong Đại Việt Sử Ký toàn thư (ĐVSKTT) có nói là năm 1392 có hạn hán ở Đại Việt. Lúc đó Đại Việt thời Hậu Trần chủ yếu là ở vùng đồng bằng bắc bộ đến vùng đất mà Champa vừa mất là Quảng Trị và Thừa Thiên (châu Ô và châu Rí). Trong các năm đầu thế kỷ 15, ĐVSKTT chỉ tập trung nói về cuộc chiến tranh với quân Minh và khởi nghĩa Lê Lợi nên  không có chi tiết nào về tình hình kinh tế, xã hội.
Sau chiến tranh, sử liệu lại nói nhiều về tình hình xã hội kinh tế. Hạn hán nặng nề xảy ra trong các năm đầu 1430 đã được ghi trong ĐVSKTT. Năm 1434, vì hạn hán đã nhiều năm, nhà vua (Lê Thái Tông) đã phải cầu mưa: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua sai các quan rước Phật chùa Pháp Vân ở Cát Châu về Đông Kinh để cầu mưa.”, “Thả vài chục tên tù tội nhẹ vì hạn hán đã lâu.”, “Ngày 22, đặt đàn chay ở điện Cần Chính, vì hạn hán hại lúa, sét đánh cháy thuyền”.
 
       
Rừng là cội nguồn của văn hóa Cơ tu.
Từ những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy ngàn cây thông Pơ mu ở Tây Giang không chỉ có giá trị về cảnh quan, du lịch, ̀ kinh tế và cao hơn còn mang những giá trị về khoa học,  thời tiết, ̀ văn hóa về lịch sử của một dân tộc, nếu chúng ta, những người con Tây Giang luôn biết nghĩ và hành động vì sự sống của ngàn cây rừng nói chung, loài cây quý Pơ mu nói riêng. Hứa hẹn trong tương lại, Tây Giang không chỉ là điểm đến về văn hóa, về cảnh quan sinh thái trong lành mà còn là điểm đến hấp dẫn lý thú của những nhà nghiên cứu về “rừng”, về văn hóa, con người C’tu nơi đây. Từ đó góp phần phát triển quê nhà một cách khoa học, nhanh  chóng và bền vững! “Hãy chung tay giữ lấy ngàn cây quý của Tây Giang vì cuộc sống và tương lai của chính con cháu, quê hương mai sau của bạn và của nhân loại”
 

Lượt xem: 5263

Các tin khác

TP.Thủ Dầu Một: Công bố quần thể Cây Di sản Việt Nam

(27/04/2024 05:20:AM)

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

(25/04/2024 01:07:PM)

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(25/04/2024 12:55:PM)

Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 10:43:PM)

Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 09:33:PM)

Đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

(24/04/2024 03:18:PM)

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE