MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
Du lịch Môi trường: Tiềm năng ở Việt nam
Thứ Hai, 03/08/2015 | 08:06:00 AM
Việt Nam có nhiều tiềm năng phái triển loại hình Du lịch Môi trường. Nhưng sự xuất hiện của cái mới bao giờ cũng lận đận.
Mỏ Pyrite Minh Quang đã bỏ hoang với nước rỉ mỏ đỏ như máu ở Ba Vì, Hà Nội là điểm Du lịch Môi trường hấp dẫn
1.Như đã nói ở bài đầu (bài 1), Môi trường là một bộ phận cấu thành nền văn minh của mọi quốc gia và cả nhân loại. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Có rất nhiều “di chỉ môi trường” ở mọi miền mà du khách sẵn lòng chi trả để được chiêm ngưỡng hoặc trải nghiệm các vấn đề môi trường đang diễn ra, thậm chí đã diễn ra trong quá khứ lịch sử xa xôi.
Cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng với nền “nông nghiệp hốc đá” nhằm thích ứng với hiện tượng xói mòn kiểu “rút ruột”; những vùng đá vôi karst trải dài từ Hà Giang đến Quảng trị với những ‘hố tử thần” mà người Sơn La quen gọi “cửa biến”; ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ ở Tây Bắc; mô hình nhà thích ứng với lũ lụt ở Kim Long - Huế hay Hội An; các cảnh quan xói lở trải dài suốt bờ biển; Những trận lở đá khủng khiếp còn để lại các di tích cũng như trong các truyền thuyết ở Ba Vì (Hà Nội), Tây Giang (Quảng Nam), “tiểu sa mạc” cát đỏ ở Mũi Né, Bình Thuận, “ôc đảo” trên cồn cát Bàu Trắng ở Bắc Bình Thuận; rất nhiểu khu mỏ cũ bỏ hoang trong lịch sử hàng trăm năm khai thác khoáng sản, Vùng nhiễm Dioxine ở A Lưới - Thừa Thiên Huế,…Đó chỉ là một số ít trong kho tài nguyên cực kỳ đa dạng của Du lịch Môi trường Việt Nam.
2. Du lịch thiên tai là một dạng của Du lịch Môi trường nếu như nhà cung ứng dịch vụ du lịch không chỉ khai thác thiên tai như một bối cảnh mà còn chú ý thích đáng đến cách ứng xử thiên tai của cộng đồng địa phương. Lọai hình du lịch mới mẻ này cũng đang khởi sắc ở nhiều nơi.
Huế chọn mưa, mưa Huế có thể coi là nét môi trường đặc trưng nhất của Huế. Dự án du lịch Làng Mưa (tại bãi bồi Lương Quán, xã Thủy Biều, TP. Huế) đã được khởi công với sự trợ giúp của Singapore. Nhiều loại hình nghệ thuật liên quan với mưa có thể trở thành sản phẩm du lịch Huế như ngắm mưa, thiền mưa, thưởng thức các món ăn Huế ngày mưa, tự làm đồ lưu niệm trong thời gian mưa lụt...
Đà Nẵng xây dựng dự án Công viên bão, gồm các hoạt động cả ngoài trời lẫn trong nhà với hệ thống công viên, khách sạn và công trình bão được Hiệp hội Kiến trúc quốc tế thiết kế riêng phù hợp với thành phố bão Đà Nẵng…
Hội An chọn lũ lụt để xây dựng các sản phẩm du lịch như, ngắm cảnh quan tổng thể của nhà cổ Hội An trong nước lũ dâng cao, đi thuyền tham quan các ngõ ngách quanh co của phố cổ, chụp ảnh, khám phá đời sống dân cư ngày lụt, dừng chân ở các quán cao lầu, cà phê trên tầng 2, tầng 3 của các ngôi nhà cổ để thưởng thức các loại hình nghệ thuật trong mưa...
3.Thách thức lớn nhất của Du lịch Môi trường là chọn được các yếu tố môi trưởng thích hợp để xây dựng các sản phẩm du lịch. Nó phải đáp ứng nhu cầu của du khách. Điều đó đòi hỏi sự kết hợp các chuyên môn du lịch và môi trường, đặc biệt là kỹ năng và kiến thức của hướng dẫn viên cũng như khả năng tiếp thị của các hãng lữ hành.
Để biến tiềm năng thành “món ăn” du lịch hấp dẫn, cần xuất phát ngay từ quá trình đào tạo và tái đào tạo chuyên viên ngành du lịch, từ nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch.
Nguyễn Đình Hòe (VACNE)
Lượt xem: 3213
Các tin khác
Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z (16/01/2025 09:15:AM)
Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don (15/01/2025 08:42:AM)
Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh (13/01/2025 08:54:AM)
Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng (11/01/2025 07:47:AM)
Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa (07/01/2025 09:13:AM)
Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững (05/01/2025 07:25:PM)
eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá (03/01/2025 07:58:AM)
Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang) (30/12/2024 06:18:AM)
Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh (29/12/2024 08:15:AM)