Cứ 6 ngày một, hàng nghìn người dân xã Lũng Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) lại nô nức đổ về phiên chợ Lũng Phìn. Chợ phiên này thực sự là ngày hội lớn của hàng chục dân tộc anh em trên miền Cao nguyên đá khô khát. Tại đây, hầu hết những thứ mà bà con có thể nuôi, trồng, làm ra đều có thể đem bán. Những chuyến xe chở các vật dụng từ miền xuôi lên cũng góp phần làm cho phiên chợ thêm sầm uất và nhộn nhịp.
Mới tờ mờ sáng chợ phiên Lũng Phìn đã đông kín người qua lại.
Đây thực sự là một ngày hội lớn của bà con.
Một góc chợ nhộn nhịp với đủ loại vật nuôi từ dê, lợn, chó, bò đến gà, vịt, ngan, ngỗng…
Mỗi một loại vật nuôi được buôn bán ở một khoảnh đất khác nhau, ríu rít người mua kẻ bán.
Nhưng thu hút được đông đảo bà con nhất vẫn là những chuyến hàng từ miền xuôi lên bán các vật gia dụng như xoong, chảo và nồi nhôm.
Gian hàng có vẻ “đìu hiu” nhất có lẽ phải kể đến hàng quần áo và hàng thuốc vì phần lớn bà con dân tộc tự dệt lấy quần áo mặc và hái cây rừng làm thuốc.
Phần lớn các loại thuốc ở đây đều mang nhãn mác Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng.
Tại phiên chợ có thể thử đủ mọi thứ rượu của bà con miền núi, đặc biệt là đặc sản rượu ngô được triết xuất từ ngô và lá cây rừng.
Hàng sắt.
Hàng bạc.
Hàng vải.
.
Hàng bánh.
Ngô là nguồn lương thực chính của bà con. Dù không phải vụ chính nhưng thời điểm này nhiều bà mẹ vẫn bán lấy tiền mua thực phẩm khác hay mua quần áo sách vở chuẩn bị cho con bước vào năm học mới.
Vàng mã, thẻ hương.
Sửa chữa đồng hồ và may túi.
Các gian hàng đồ nhựa cũng thu hút rất đông bà con.
Những chiếc gùi do chính tay bà con đan cũng được bán rất chạy.
Gian hàng đồ điện tử dường như vẫn còn xa lạ đối với nhân dân Lũng Phìn.
Bên trong là khu chợ chính, là nơi để các đầu bếp vùng cao trổ tài nấu ăn của mình.
Mỳ tôm sẽ được pha sẵn hàng chục bát, mà cô chủ quán giải thích rằng: “Cứ pha sẵn ở đó, ai thích ăn bao nhiêu thì tùy”.
Chợ phiên cũng là nơi để nâng chén rượu ngô xuông nhưng nồng nàn men say.
Khi những con bò, dê được dắt đi cũng là lúc phiên chợ bắt đầu tan.
Cũng tại phiên chợ này nhiều thương buôn miền xuôi lên mua cả xe vật nuôi, nào là bò, dê, chó, lợn cắp nách…
Chợ tan, hầu hết trong tay mỗi người xuống chợ đều có một thứ gì đó để mang về, đó có lẽ là niềm vui lớn nhất sau mỗi phiên chợ.
Còn lũ trẻ thì chia nhau những gói bánh, kẹo rồi chia tay. Họ lại hẹn nhau 6 ngày nữa và một phiên chợ mới lại bắt đầu.
Hoàng Chiên (thực hiện)
(Thiennhien Net)