quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Đoàn chuyên gia VACNE khảo sát, đề xuất phương án chữa bệnh cho cây di sản Việt Nam

Thứ Hai, 04/07/2011 | 05:45:00 PM

Theo yêu cầu của Ban quản lý di tích đền Voi Phuc phường Thụy Khuê và Phòng Văn hóa –Thông tin quận Tây Hồ (Hà Nội), Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) vừa đã cử đoàn chuyên gia lâm - sinh học, do ông Vũ Văn Dũng dẫn đầu, tới khảo sát và đề xuất phương án trị bệnh cho 9 cây muỗm (những cây cổ thụ đầu tiên ở nước ta được vinh danh là Cây di sản Việt Nam).




Làm việc với các chuyên gia của Hội, có đông đảo các vị trong Ban quản lý di tích đền Voi Phục và phòng Văn hóa –Thông tin quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội..

Sau khi nghe cụ Nguyễn VănTùng, trưởng Ban quản lý di tích đền Voi Phục và ông Vũ Hoài Phương, Trưởng phòng Văn hóa –Thông tin quận Tây Hồ trình bày về những phát hiện mới đây về thực trạng những cây cổ thụ trong khu vực. Đặc biệt là nguyện vọng của cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư địa phương, đối với việc bảo vệ, chống sâu bệnh cho cây, mong mỏi được VACNE sớm vinh danh những cây cổ thụ còn lại trên các phường trên địa bàn. Các chuyên gia của Hội đã đi khảo sát thực địa, trèo lên một số cây bị bệnh để xem xét cụ thể và trực tiếp góp ý kiến với cán bộ địa phương.





Ông trưởng đoàn chuyên gia VACNE đánh giá rất cao ý thức bảo vệ cây xanh của cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ và hứa sẽ cùng chung tay với địa phương làm tốt công tác bảo tồn cây Di sản. Ngay trước mắt, Đoàn yêu cầu Ban quản lý di tích đền Voi Phuc cho dọn dẹp vệ sinh xung quanh những gốc cây cổ thụ, không để rác và tre gỗ mục (đang dỡ xuống để trùng tu di tích này) trở thành vật dẫn dụ mối và nấm bệnh lên cây. Yêu cầu Ban quản lý di tích Đền Thụy Khuê và Phòng Văn hóa –Thông tin quận Tây Hồ, cùng kiến nghị lên Sở Văn hóa Thông tin và Công ty công viên cây xanh thành phố xem xét tỉa bớt cành khô mục và dọn bỏ những cây ký sinh và nấm ký sinh; đồng thời triển khai việc diệt mối tận gốc cho toàn bộ khu vực này. Trong thời gian ngắn nhất,
 Hội sẽ cử các nhà khoa học chuyên ngành, tới khảo sát đánh giá và sẽ có những thông tin chính xác về việc trị nấm cho cây.

Với tư cách là thành viên Hội đồng, nhà lâm học Vũ Văn Dũng cũng trình bày rõ hơn về quy trình xem xét, tổ chức Lễ công nhận Cây di sản Việt Nam, cùng những khó khăn hiện nay của VACNE trong hoạt động này, rất mong cán bộ và nhân dân địa phương cùng hợp tác./.

Văn phòng VACNE


Lượt xem: 1767

Các tin khác

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/02/2025 07:31:AM)

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 08:25:AM)

Những điều bí ẩn về cây đa hơn 200 tuổi ở Đắk Lắk

(04/02/2025 07:23:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE