DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG
Quản lý, bảo vệ rừng khu vực Tây Nguyên: Cần sự chuyển biến mạnh từ các doanh nghiệp
22/11/2012|10:54:00
Hoạt động của các doanh nghiệp tham gia làm nghề rừng ở khu vực Tây Nguyên được coi là một trong những yếu tố quan trọng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR). Toàn vùng hiện có 56 Công ty lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý hơn 850.000 ha, trong đó có 732.000 ha rừng tự nhiên, 44.000 ha rừng trồng và hơn 90.000 ha rừng phòng hộ. Đơn vị được giao quản lý rừng tự nhiên sản xuất cao nhất ở Tây Nguyên là Công ty lâm nghiệp Komplông (tỉnh Kon Tum) có hơn 46.000ha, các Công ty lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng bình quân được giao mức quản lý hơn 19.000 ha/đơn vị.
Đình làng - Gương mặt kiến trúc cổ Việt Nam
20/11/2012|07:36:00
Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng) và họp việc làng. Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn, to, thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Vào mỗi dịp lễ, Tết, đình trở thành trung tâm văn hóa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất.
Người tiêu dùng cứu rừng xanh
10/11/2012|07:22:00
Trong một khảo sát mới đây của TNS Vietnam, (một tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới), 45% người khi được hỏi nên làm gì để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng xấu đi, đã trả lời không xả rác bừa bãi là quan trọng nhất, trong khi thực tế phải là cần tiêu dùng một cách lành mạnh, hiệu quả hơn.
Tiết kiệm nguồn vốn tự nhiên để phát triển bền vững
10/11/2012|07:15:00
Đó là thông điệp được đưa ra tại hội thảo “Nguồn vốn tự nhiên trong bối cách thúc đẩy nền kinh tế xanh ở Việt Nam” do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với quỹ Hanns Seidel (HSF) phối hợp tổ chức ngày 09/11 tại Hà Nội.
Thương mại đen từ nguồn carbon xanh
05/11/2012|07:00:00
Khai thác và buôn lậu gỗ đang để lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, kinh tế và xã hội, đe dọa cuộc sống của những người nghèo yếu thế vốn vẫn sống dựa vào rừng. Điều đáng lo ngại là, tội phạm khai thác và buôn lậu gỗ ngày càng hoạt động tinh vi và có tổ chức hơn để đối phó với các nỗ lực thực thi pháp luật – Đó là những nhận định từ báo cáo mới được công bố của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL).