(VACNE) - Biên giới Thái – Myanmar tại đây chỉ là dòng sông rộng khoản 30m chia đôi 2 nước. Ngay bên biên giới là 1 thị trấn cũng có tên là “TP Tam giác vàng” (Golden Triangle City) nhưng tên chính thức là Tachileik thuộc bang Shan của Myamar.
4. Tam giác vàng ở Myanmar
Biên giới Thái – Myanmar tại đây chỉ là dòng sông rộng khoản 30m chia đôi 2 nước. Ngay bên biên giới là 1 thị trấn cũng có tên là “TP Tam giác vàng” (Golden Triangle City) nhưng tên chính thức là Tachileik thuộc bang Shan của Myamar.
31. Cửa khẩu biên giới phía Mae Sai (Thái)
32. Hai quốc gia được ngăn cách bởi dòng sông nhỏ nước đỏ ngầu; dãy nhà bên phải là Thái, bên trái là Myanmar. Nhà bên đất Thái nói to thì bên Myanmar cũng nghe rõ. Biên giới có vẻ rất hòa bình, không thấy bóng binh lính và những người mang vũ khí và cũng không có giao dịch xuất nhập khẩu lớn như ở các cửa khẩu Lạng Sơn, Lao Bảo, Mộc Bài của ta (không có xa container, xe tải lớn…)
33. Cửa khẩu bên Myanmar: yên tĩnh, hòa bình
34. Đầu TT Tam giác vàng (Tachielek) cách cửa khẩu chỉ 200m.
35. TT Tachileik có trên 50.000 dân với công trình hạ tầng, đường phố có vẻ khang trang, giàu có hơn nhiều TP Myamar ở vùng đồng bằng. Rất ngạc nhiên TT thanh bình này là nơi Khun Sa từng sống và điều hành nhiều năm khi còn làm Trùm Tam giác vàng. Cũng như ở Mae Sai bên Thái Lan, nghề trồng và buôn thuốc phiện ở khu vực bang Shan cũng đã được Chính phủ Myanmar dẹp bỏ hoàn toàn nên ngày nay Tachileik cũng trở thành trung tâm du lịch an toàn với nhiều chùa chiềng, khu thương mại dù kém bên Thái về sự phồn vinh.
36. Một khu thương mại ở Tachileik.
Cả ở Thái Lan, Myanmar và Lào người dân hiền lành, vui vẻ; ở nơi đông người, ngoài phố không cãi cọ, đánh nhau, xô đẩy. Ở các khu du lịch dù trong TP lớn hay trên núi cao: không có người ăn xin, chèo kéo, dù nhiều người dân cũng nghèo. Ở khu công cộng đông người nào, kể cả nơi linh thiêng như chùa chiềng, cũng có khu toilet công cộng sạch sẽ (có thu tiền hoặc miễn phí) làm khách du lịch yên tâm, thoải mái. 2 nước này và Campuchia đều có nhiều chùa Phật nhưng không có cảnh chen lấn, ồn ào; không nhét tiền, xoa người Đức Phật, không đốt hương nhang nghi ngút…. Có lẽ đây là điều mà khách du lịch quốc tế muốn đến các nước này nhiều lần. Sự hiền lành, khiêm nhường cũng là đặc trưng đẹp của con người vùng Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và các tỉnh khác trong vùng) và con người vùng sông nước ĐBSCL (miền Tây Nam Bộ) và một số vùng ở nước ta. Cũng còn may là cảnh lễ chùa xô bồ chưa xẩy ra với các tỉnh từ TT-Huế đến Nam Bộ. Không biết khi nào, “nghị quyết” nào để tính cách bộ phận không nhỏ người Việt trở nên hiền hòa, nhường nhịn hơn để nơi công cộng luôn bình an, trật tự, sạch, đẹp.
37. Têm, bán trầu là nghề phổ biến ở Myamar
38. Một phụ nữ Myanmar bán hàng rong. Ở Myanmar dù dân tộc nào phụ nữ (và không ít đàn ông) cũng bôi 2 má bằng bột phấn lấy từ cây Tanakan. Họ cho là đẹp và tốt cho da. Đây là nét văn hóa đặc trưng của đất nước này.
Cuối cùng, dù đi đâu nhưng ngày đầu năm tôi cũng cần tìm đến chùa cầu xin Đức Phật ban cho mọi người thân sự bình an vui vẻ cả năm Mậu Tuất:
39. Lễ Chùa ở Chiang Mai (Thái Lan)
40. Lễ Chùa ở Bang Shan (Myanmar).
Trong chùa Phật giáo ở Thái, Myanmar, Lào: mọi khách vào chùa đều phải mặc quần áo nghiêm chỉnh (không váy nắng, quần soọc); không mang giày dép. Cũng giống như đi chùa ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ: khách không mang lễ cúng, chỉ dâng hương, hoa hoặc nến; không được ồn ào, mất trật tự (dù không có bảo vệ). 41. Cảnh các nhà sư chuẩn bị làm lễ.
42. Hình ảnh lễ chùa (khách Tây cũng đi lễ chùa Phật).
TP Hồ Chí Minh Mồng 10 Tết Mậu Tuất