quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Đầu năm đến miền đất Tam giác vàng và cảm nhận (Phần 2)

Thứ Sáu, 02/03/2018 | 02:11:00 AM

(VACNE) - Báo chí viết: Tam giác vàng là vùng núi non hiểm trở nhưng khi đến đây mới biết không phải vậy. Từ Chiang Rai đến vùng này chỉ có đồi núi thấp, phần bên Myanmar cũng vậy, phần lớn diện tích là đồng ruộng được phù sa sông Mekong bồi đắp màu mỡ vì vậy mới là đất hợp cho cây anh túc.

 

3. Ở đặc khu thuốc phiện

Tam giác vàng (tiếng Anh: Golden Triangle) là khu vực có diện tích hàng chục ngàn km2 nằm giữa biên giới ba nước LàoThái LanMyanmar. Báo chí viết: Tam giác vàng là vùng núi non hiểm trở nhưng khi đến đây mới biết không phải vậy. Từ Chiang Rai đến vùng này chỉ có đồi núi thấp, phần bên Myanmar cũng vậy, phần lớn diện tích là đồng ruộng được phù sa sông Mekong bồi đắp màu mỡ vì vậy mới là đất hợp cho cây anh túc.

 

19. Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Tam giác vàng đến Việt Nam 




    20. Tôi bắt đầu nghiên cứu môi trường sông Tiền, sông Hậu (dòng Mekong tại hạ lưu ở nước ta) từ 33 năm trước, thông thuộc từng đoạn sông lớn ở ĐBSCL nhưng đến ngày Mồng Hai Tết Mậu Tuất (17/20/2018) mới đặt chân đến đúng điểm có hình tam giác màu đỏ: nơi sông Mekong làm biên giới tự nhiên Manmar – Lào – Thái Lan.

 

21. Cánh đồng anh túc bạt ngàn (nhựa quả cho thuốc phiện) nhưng nay không còn nữa.



22. Khun Sa: “Chiến binh vì tự do” (Freedom Fighter) hay “Trùm ma túy”?

Những năm 1970-1995 diện tích cây thuốc phiện ở Tam giác vàng  đến 160.000 ha với số lượng thuốc phiện mỗi vụ đã qua sơ chế 2.560 tấn, bằng 3/4 số lượng thuốc phiện thế giới. Nơi đây từng cung cấp đến 60% nhu cầu thuốc phiện của thị trường Mỹ. Ông trùm của cả khu vực rộng lớn này là Khun Sa tên thật là Zhang Ji Fu (張奇夫, Trương Kỳ Phu),1933-2007, có cha là sỹ quan Quốc dân đảng, mẹ là người dân tộc Shan ở Myanmar. Là người sớm có tham vọng chính trị nên ngay từ lúc mới 18 tuổi được sự giúp đỡ của bố dượng, Khun Sa trở thành người đứng đầu một bộ tộc thuộc cộng đồng người Shan. Ông cũng là người đấu tranh đòi quyền tự quyết, lập khu tự trị cho dân tộc Shan (Freedom Fighter) và là kẻ bị chính quyền Mỹ truy nã toàn cầu do buôn ma túy.

Năm 1968, trong một trận đánh với quân chính phủ, Khun Sa bị bắt và bị mang về Yangon giam. Đến năm 1973, Khun Sa được thả, lại quay về Tam giác vàng làm trùm sản xuất và buôn bán thuốc phiện. Do Chính quyền Myanmar ly gián và tấn công quân sự, ngày 5/01/1996, Khun Sa tuyên bố hạ vũ khí và được đưa về Yangon. Hai tuần sau đó, toàn bộ quân đội của Khun Sa nộp vũ khí đầu hàng. Sau khi ra đầu hàng, Khun Sa sống tại một biệt thự sang trọng ở Yangon. Khun Sa qua đời tại nhà riêng vào năm 2007.

Điều kỳ lạ là mặc dù là “Vua thuốc phiện”, gieo rắc “cái chết trắng” đi khắp thế giới, nhưng Khun Sa lại ghét cay ghét đắng việc hút thuốc phiện hoặc các loại ma túy khác, Khun Sa chưa từng dùng thuốc phiện. Ông ta đặt ra luật lệ trừng phạt người nghiện hút rất hà khắc. Ai nghiện sẽ bị cho xuống hố sâu, ăn ngủ vệ sinh tại chỗ, nếu chết thì mặc, nếu còn sống thì bị lao động khổ sai một năm. Thậm chí, có thông tin, Khun Sa từng tự tay đánh người con cả là Chang gần chết chỉ vì có người tố cáo anh ta hút thử thuốc phiện. Chính vì biện pháp mạnh tay như vậy nên vùng do Khun Sa cai quản, hầu như không có người nghiện. Thật lạ!!!

Nguồn: Thông tin từ Google.

 

Hơn 20 năm nay từ vùng đất bạt ngàn nông trại anh túc và đẫm máu vì tranh giành quyền bảo kê và buôn bán ma túy Tam giác vàng đã mau chóng trở thành vùng đất nông nghiệp và du lịch nổi danh toàn cầu. Hình ảnh thuốc phiện chỉ còn thấy trong Bảo tàng Thuốc phiện được lập ngay tại trung tâm Tam giác vàng thuộc địa phận Thái Lan.


 

23. Bảo tàng thuốc phiện duy nhất trên thế giới      



     24.  Một số loại dụng cụ hút thuốc phiện

 


25. Thêm một số loại dụng cụ hút thuốc phiện 




  26.  Lần đầu đời: tôi thử 1 liều opium. Thật phê!!!

Ngay tại khu vực này là dòng sông Mekong sau khi vượt hàng chục nhà máy thủy điện, hồ chứa ở Trung Quốc chảy vào Vùng Tam giác vàng để làm biên giới tự nhiên giữa Myanmar – Lào – Thái (xem bản đồ trên). Sông ở đây nằm ở địa hình bằng phẳng, khá rộng (gần như sông Hồng tại Phú Thọ), dòng chảy hiền hòa và trong xanh. Bờ Tây là Thái Lan là khu du lịch lớn với chùa Phật và nhiều tàu khách; bờ Đông là tỉnh Oudomxay của Lào vắng bóng người và tàu bè nhưng có biển lớn  ghi bằng tiếng Tàu “Khu Kinh tế Tam giác vàng” chắc do Trung Quốc đầu tư. Bờ Bắc là đất Myanmar chỉ có bãi bồi, rừng cây và vài nhà nhỏ.



 27.  Ngã 3 biên giới trên sông: nhánh bên trái (nằm bên trái cù lao là Myanmar; nhánh phải là Lào; Thái Lan nằm ở hạ lưu về bên phải ảnh ngã 3 này (góc dưới bên trái ảnh). 


 
28. Bên bờ đất Thái.



29. Bên bờ đất Lào với tấm biển “Khu kinh tế Tam giác vàng” bằng tiếng Hoa. 

 

 
30. Cuối cùng tôi cũng đã gặp
Mekong vùng Tam Giác vàng. Từ đây Mekong còn phải vượt qua đoạn đường trên 2.200 km mới về tới Đồng Tháp, An Giang! Cảm nhận thật xúc động: đi tàu trên sông, tôi cho tay xuống dòng nước mát và tính nhanh: với vận tốc 1,0m/s những giọt nước này nếu không bị các hồ chứa, công trình thủy điện của Lào, Thái chặn lại thì sau gần 28 ngày ngày nữa sẽ về đến cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Định An tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh của nước Việt thân yêu! Mong sao dòng sông quốc tế này được bảo vệ để 18 triệu dân ĐBSCL không bị mất nguồn thủy sản, không bị xâm nhập mặn, không bị mất phù sa, ….

(Còn tiếp)



Lượt xem: 5314

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE