Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên.
Ngô Anh, Trần Thị Thuý
Đại Học Khoa Học Huế
MỞ ĐẦU
Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên. Nhiều loài được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, E...(Oei P., 1996) [56]. Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết agaricin dùng chữa bệnh lao hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng và làm chất thay thế cho quinine (Lincoff G. H., 1988)[48]. Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS (Kim B. K. et al., 1994)[46]. Trong quả thể của Ganoderma lucidum có một số các hoạt chất như: methanol, hexane, ethyl acetate và những chất cơ bản khác có hoạt tính kháng virus. Do đó, chúng có tác dụng kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của virus HIV (Kim B. K. et al., 1994)[46]. Các hoạt chất từ Ganoderma applanatum có hiệu lực chống khối u cao (Stamets P., Chilton J. S., 1983) [60]. Vì vậy, chúng được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư: ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày (Chen K. et al, 1993 ; Đàm Nhận, 1996) [29]. Các dẫn xuất adenosine có trong Ganoderma capense và G. amboinense có tác dụng giảm đau, thư giản cơ, ức chế kết dính tiểu cầu (Shimizu A., Kasahara Y.& Hikino H., 1987) [trích từ 29].Các chế phẩm từ Linh chi còn có khả năng bảo vệ phóng xạ, hạn chế và loại trừ những tổn thương phóng xạ ở mô và tế bào, do Linh chi có khả năng đào thải phóng xạ (Đoàn Suy Nghĩ, 2000)[28].
Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng(ectomycorrhiza) cộng sinh với cây thông nhựa (Pinus) (Lincoff G. H., 1988)[48] hoặc cây bạch đàn (Eucalyptus), giúp gia tăng tỷ lệ sinh trưởng của cây (Smith A. H., 1980) [61]. P.tinctorius hình thành thành rễ nấm cộng sinh chặt chẽ với rễ cây thông, giúp cây tăng cường sự hấp thụ vận chuyển các yếu tố dinh dưỡng như: N, P, K, Ca..., nên nó được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới các rừng thông nhựa, bạch đàn ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng hay đất cát.
Ngoài giá trị tài nguyên về thực phẩm, dược phẩm của nấm lớn, các loài nấm hoại sinh có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. “Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do đó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất”[24].
Ngoài lợi ích của nấm, một số loài nấm độc có thể gây ngộ độc, đôi khi gây chết người như: Amanita muscaria, A. phalloides hình thành các chất độc amanitin, phalloidin rất độc, nếu ăn khoảng vài miligam (0,003 - 0,005g) có thể làm chết một người (Trần Công Khánh, Phạm Hải, 1984; Smith A. H., 1980) [22, 61]. Một số nấm ký sinh gây bệnh ở thực vật, đặc biệt ở một số cây trồng, cây rừng làm thay đổi tính chất lý hoá và cơ học của cây, làm cho cây chết hoặc bị yếu và gãy đỗ, tác hại đến các ngành nông - lâm nghiệp (R.L. Gilbertson, L. Ryvarden, 1986)[45]. Nấm ký sinh gây bệnh mục lõi (heart rot pathogens) như: Phellinus conchatus, P.punctatus, Laricifomes officinalis (R.L. Gilbertson, L. Ryvarden, 1986)[45]; nấm ký sinh gây bệnh mục rễ (root rot pathogens) như Phaeolus schweinitzii gây bệnh mục rễ ở rễ cây thông. (Pinus merkusii, P.khasya) (R.L. Gilbertson, L. Ryvarden, 1986)[45]. Các nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng (white rot), mục nâu (brown rot) phá huỷ gỗ rừng, gỗ xây dựng ở các công trình kiến trúc gây thiệt hại nghiêm trọng(Ngô Anh, 2003)[2]. Nấm hoại sinh hình thành các men cellulase, lignase, hemicellulase phân huỷ cellulose, lignin, hemicellulose và polysaccharide từ gỗ làm cho gỗ bị mục nát. Do đó, độ bền của gỗ giảm, trở nên mềm, xốp và cấu trúc của gỗ bị nứt. Ví dụ: Gloeophyllum trabeum là loài quan trọng nhất phá huỷ gỗ ở nhà cửa, đặc biệt phổ biến ở mái nhà.(R.L. Gilbertson, L. Ryvarden, 1986)[45].
Hiện nay khu hệ nấm lớn ở Việt Nam đã được ghi nhận 1250 loài. (Trịnh Tam Kiệt et al., 2001)[ ]. Việt Nam ở vùng nhiệt đới với địa hình đa dạng, khí hậu phức tạp, hệ thực vật và nấm rất đa dạng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở nước ta chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Thừa Thiên Huế có địa hình đa dạng, gồm các vùng sinh thái như : vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển - đất ngập mặn (Ngô Anh, 2003)[21]. Vì vậy, khu hệ nấm ở đây rất đa dạng về thành phần loài, yếu tố địa lý, dạng sống và giá trị tài nguyên. Đến nay, ở Thừa Thiên Huế chúng tôi đã xác định 465 loài nấm lớn, trong đó có 78 loài nấm dược liệu thuộc 15 họ trong ngành nấm Đảm ( Basidiomycota )..Đặc biệt có nhiều loài nấm dược liệu quý hiếm trong họ nấm Linh Chi (Ganodermataceae ) (Ngô Anh, 2008)[5, 6, 7].
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các loài nấm lớn phân bố ở Thừa Thiên Huế. Các loài được nuôi cấy để bảo tồn nguồn gene là những loài nấm dược liệu trong họ nấm Linh chi, đặc biệt các loài nấm dược liệu quý hiếm: Xích chi(Ganoderma lucidum,G. resinaceum), Cổ Linh chi (Ganoderma australe), Hoàng chi(Ganoderma colossum), Thanh chi (Ganoderma philippii), Tử chi (Ganoderma fulvellum, G. dahlii), Hắc chi(Ganoderma subresinosum) và Linh chi nhiệt đới (Ganoderma tropicum).
Địa điểm nghiên cứu: Các mẫu vật đã được thu thập ở 8 huyện và thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian nghiên cứu: 1978 – 2009.
Phương pháp nghiên cứu
1. Phương phấp thu thập, phân tích và xác định mẫu
Các mẫu vật được thu thập tại một số địa điểm thuộc 8 huyện và thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẫu vật được phân tích và xác định phương pháp của các tác giả : Lincoff G. H. (1988)[48], Ryvarden L., Gilbertson R.L. (1993)[57], Smith A. H. (1980)[61], Singer R. (1986)[63] & Zhao J. D(1989)[65].
2. Phương pháp phân lập và nuôi cấy
Các mẫu vật được phân lập và nuôi cấy theo các phương pháp của các tác giả : Peter Oei (1996)[56], Paul Stamets , & Chilton & J.S. (1983)[60].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Sự đa dạng về thành phần loài nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế
Sau quá trình nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế ,chúng tôi đã xác định được 465 loài thuộc 140 chi, 56 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota & Basidiomycota. Sự đa dạng về các taxon của khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế được thể hiện trong bảng 1 .
Bảng 1: Đa dạng về taxon của khu hệ nấm lớn (macromycoflora)
Thừa Thiên Huế
TT
|
Ngành
|
Lớp
|
Bộ
|
Họ
|
Chi
|
Loài
|
%
|
1
|
Myxomycota
|
2
|
3
|
3
|
3
|
3
|
0,64
|
2
|
Ascomycota
|
1
|
3
|
3
|
6
|
13
|
2,79
|
3
|
Basidiomycota
|
1
|
22
|
50
|
131
|
449
|
96,55
|
|
|
4 lớp
|
28 bộ
|
56 họ
|
140 chi
|
465 loài
|
|
Bảng 2: Các họ đa dạng nhất
TT
|
Họ
|
Số chi
|
Số loài
|
%
|
1
2
3
4
5
|
Coriolaceae
Ganodermataceae
Hymenochaetaceae
Polyporaceae
Tricholomataceae
|
26
2
6
3
18
|
86
53
45
22
25
|
18,49
11,39
9,67
4,73
5,37
|
|
5 họ
|
55 chi
|
231 loài
|
49,67
|
5 họ Coriolaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae, Polyporaceae, và Tricholomataceae là những họ đa dạng nhất, gồm 55 chi, 231 loài, chỉ chiếm 39,28% số chi nhưng chiếm 49,67% số loài đã xác định trong khu hệ.
Trong 56 họ thì họ Coriolaceae chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 86 loài, chiếm 18,49% tổng số loài đã xác định; họ Hymenochaetaceae 45 loài, 9,67%; họ Ganodermataceae gặp 53 loài, 11,39%; họ Tricholomataceae gặp 25 loài, 5,37%, họ Polyporaceae gặp 22 loài, 4,73%.
Bảng 3: Các chi đa dạng nhất
TT
|
CHI
|
HỌ
|
SỐ LOÀI
|
%
|
1
2
3
4
5
|
Coriolopsis
Ganoderma
Phellinus
Polyporus
Trametes
|
Coriolaceae
Ganodermataceae
Hymenochaetaceae
Polyporaceae
Coriolaceae
|
13
44
25
14
24
|
2,79
9,46
5,37
3,01
5,16
|
|
5 Chi
|
4 Họ
|
120 Loài
|
25,80
|
Trong 140 chi đã nghiên cứu thì chi Ganoderma chiếm ưu thế nhất, gặp 44 loài, chiếm 9,46% tổng số loài đã xác định; Chi Phellinus gặp 25 loài; 5,37%; chi Trametes gặp 24 loài, 5,16%; chiPolyporus gặp 14 loài, 3,01% và chi Coriolopsis gặp 13 loài, 2,79%
Như vậy 5 chi đa dạng nhất chiếm 3,57% tổng số chi của khu hệ nấm lớn (5/140chi), trong 5 chi đa dạng nhất có 120 loài, chiếm 25,80% tổng số loài của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế.
Bảng 4: Đánh giá tính đa dạng về loài của các ngành
TT
|
Ngành
|
Đa dạng mức độ họ
|
Đa dạng mức độ chi
|
Tỷ lệ số loài trung bình/họ
|
Tỷ lệ số loài trung bình/chi
|
1
|
Myxomycota
|
1 (3loài/3 họ)
|
1 (3 loài/3 chi)
|
2
|
Ascomycota
|
4,33 (13 loài/3 họ)
|
2,16 (13 loài/6 chi)
|
3
|
Basidiomycota
|
8,98 (449 loài/50 họ)
|
3,42 (449 loài/131 chi)
|
So sánh với thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở một số vùng như: Thanh - Nghệ - Tỉnh: 239 loài “Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài nấm lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh - Nghệ - Tỉnh" (Trần Văn Mão, 1984) [27]; Tây Ninh: 134 loài, “Góp phần nghiên cứu nấm lớn ở một số địa điểm trong tỉnh Tây Ninh” (Nguyễn Thị Đức Huệ, 2000)[15], chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng hơn các vùng Thanh - Nghệ - Tỉnh và Tây Ninh.
So sánh với một số công trình đã công bố về nấm lớn ở Việt Nam như: Patouillard năm 1928 công bố 178 loài trong “Nouvelle contribution à la flore mycologique de l’Annam et du Laos” [54]; Phạm Hoàng Hộ năm 1953 công bố 49 chi; 31 loài trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” [16], Lê Văn Liễu năm 1977 mô tả 118 loài nấm ăn và nấm độc trong “Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng [24], Parmasto E. năm 1986 tổng kết 310 loài đã được các nhà nấm học công bố từ trước đến năm 1986 trong “Danh mục bước đầu các loài nấm Aphyllophorales và Polyoraceae s. str. Việt Nam” [30], Phan Huy Dục năm 1996 công bố 133 loài trong “Nghiên cứu phân loại bộ Agaricales vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam” [10], Đàm Nhận năm 1996 công bố 37 loài trong “Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học nấm Linh Chi (Ganodermataceae Donk) ở Việt Nam” [29], Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh và các tác giả khác năm 2001 công bố 1250 loài nấm lớn trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh,2001)[21]. Từ sự so sánh với các kết quả nghiên cứu về nấm lớn ở Việt Nam từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng.
Chúng tôi đã gặp 420 loài trong tổng số 1250 loài nấm lớn ở Việt Nam, chiếm 33,60% tổng số loài đã được công bố ở Việt Nam.
Ngoài những taxon đã được công bố ở các vùng lãnh thổ của Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện 2 họ mới: họ Dichstereaceae Julich & họ Hyphodermataceae Julich; 3 chi mới: Dichostereum Pilat, Hyphodontia J. Erikss & Xylodon (Pers.) Gray; và 44 loài mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.[3, 13, 14, 17, 38].
* Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam
Bảng 4.7: Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
TT
|
Chi mới
|
Họ mới
|
1
2
3
|
Dichostereum Pilat
Hyphodontia J. Erikss
Xylodon (Pers.) Gray
|
Dichstereaceae Julich
Hyphodermataceae Julich
Hyphodermataceae Julich
|
DANH LỤC CÁC LOÀI MỚI GHI NHẬN
CHO KHU HỆ NẤM LỚN VIỆT NAM
1. Amauroderma oblongisporum Furtado
2. Amauroderma schomburgkii (Mont. et Berk.) Torrend
3. Cortinarius sublanatus (Sow.) Fr.
4. Dichostereum effuscatum (Cke & Ell.) Boid. & Lanq.
5. Ganoderma atrum Zhao
6. Ganoderma calidophilum Zhao, Xu et Zhang
7. Ganoderma curtisii(Berk.)Murr.
8. Ganoderma duropora Lloyd
9. Ganoderma fornicatum (Fr.) Pat.
10. Ganoderma koningsbergii (Lloyd) Teng
11. Ganoderma lamaoense Steyaert
12. Ganoderma meijiangense Zhao
13. Ganoderma multiplea Hou
14. Ganoderma sanmingense Zhao et Zhang
15. Ganoderma sinchuanense Zhao et Zhang
16. Ganoderma theaecolum Zhao
17. Hexagonia hydnoides (Fr.) M. Fidalgo
18. Inocybe lanuginose Fr.
19. Lentaria byssiseda Corner
20. Lenzites tricolor var. daedalea Bourd. & Galz.
21. Lepiota clyeolaria (Bull.) Quél.
22. Lepiota licmophora (Berk. & Br.)
23. Lopharia involuta (Kl.) Bres.
24. Lopharia mellisii (Berk.) Bres.
25. Lycoperdon stellare (Peck) Lloyd
26. Panaeolus cinctulus (Bonton) Sacc.
27. Phellinus glaucescens (Petch) Ryv.
28. Phellinus luctuosus (Ces.) Ryv.
29. Phellinus portoricensis (Overl.) Fidalgo
30. Phellinus purpureo-gilvus (Petch) Ryv.
31. Phellinus sanfordii (Lloy) Ryv.
32. Pholiota praecox (Pers.) Quél.
33. Polyporus antilopus (Kalchbr.) Lloyd
34. Stereum aurantiacum (Pers.) Lloyd
35. Trametes conchifer (Schw.: Fr.) Pil.
36. Trametes elegans (Spreng.: Fr.) Fr.
37. Trametes nivosa (Berk.) Murr.
38. Trametes serialis Fr.
39. Trametes suaveolens L. : Fr.
40. Xylaria columnifera Mont.
41. Xylaria fecjensis (Berk.) Fr.
42. Xylaria fibula Mass.
43. Xylaria fissilis Ces.
44. Xylaria graminicola Ger.
II. Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế
Thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều yếu tố địa lý cấu thành khu hệ [2,38].
1. Yếu tố toàn cầu (Cosmopolite)
2. Yếu tố Bắc bán cầu (North hemisphere )
3. Yếu tố liên nhiệt đới (Pantropic)
4. Yếu tố cổ nhiệt đới (Paleotropic)
5. Yếu tố ôn đới Bắc ( North temperate)
6. Yếu tố Đông Á (East Asia )
7. Yếu tố Nam Trung Quốc (South China)
1. Yếu tố toàn cầu (Cosmopolite):
Yếu tố toàn cầu bao gồm các loài phân bố gần khắp thế giới từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới, từ vùng cổ nhiệt đới đến vùng tân nhiệt đới. Một số loài toàn cầu như: Bovista pusillum Batsch : Pers., Coprinus atramentarius (Bull. : Fr.) Fr. Daldinia concentrica (Bolt. : Fr.) Cés. & De Not. , Ganoderma lucidum (W. Curt. : Fr.) P. Karst., Gloeophyllum trabeum (Pers. : Fr.) Murr., Laetiporus sulphureus (Fr.) Murr., Macrolepiota excoriata (Schaeff. : Fr.) S. Wasser, Perenniporria medulla - panis (Jacq. : Fr.) Donk, Phaeolus schweinitzii ̣Fr.) Pat. , Phellinus robustus (Karst.) Ryv., Polyporus arcularius Batsch: Fr., Schizophyllum commune Fr., Stereum hirsutum (Willd. : Fr.) Gray, Trametes pubescens (Schum. : Fr.) Pilát, Trichaptum biforme (Fr. in Kl.) Ryv. , Xylaria polymorpha (Pers. : Fr.) Grev...
2. Yếu tố Bắc bán cầu: ( North hemisphere )
Bao gồm các loài phân bố ở khắp vùng Bắc bán cầu. Chúng gần gũi với các loài ở châu Âu và gần như tương tự nhau. Một số loài Bắc bán cầu như: Bjerkandera fumosa (Pers. : Fr.) Karst. Boletus erythropus (Fr.:Fr.)Krombh. Cantharellus friesii Quél., Laccaria laccata (Scop.: Fr.) Berk. & Broome, Panus rudis Fr., Phellinus nigricans (Fr.) P.Karst. , Russula foetens (Pers. : Fr.) Fr. , Suillus granulatus (L. : Fr.) Kuntze, Suillus luteus (L. : Fr.) Gray.
3. Yếu tố liên nhiệt đới ( Pantropic):
Yếu tố liên nhiệt đới bao gồm các loài phân bố cả vùng cổ nhiệt đới và tân nhiệt đới, tức là các loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, châu Á, và châu Úc. Một số loài liên nhiệt đới như: Amauroderma rugosum (Bl. et Nees) Torrend, Auricularia delicata (Fr.) Henn., Coltricia oblectabilis (Lloyd) Ryv., Cookeina tricholoma (Mont.) Ktze., Corliolopsis polyzona (Pers.) Ryv., Favolus brasilensis (Fr.) Fr., Ganoderma australe (Fr.) Pat., Ganoderma philippii (Bres. et Henn.) Bres., Gloeophyllum striatum (Sw.: Fr.) Murr., Grammothele lineata Berk. & Curt., Hexagonia tenuis (Hook.) Fr.) Hymenochaete cacao Berk., Hypocrea sulphurea (Schw.) Sacc., Lentaria surculus (Berk.) Corner, Lentinus fulvus Berk. , Macrocybe crassa (Berk.) Pegler & Lodge, M. gigantea (Massee) Pegler & Lodge, Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murr. , Phallus multicolor (Berk. & Br.) Lloyd, Phellinus setulosus (Lloyd) Imaz., Polyporus virgatus Berk. & Curt., Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr., Rigidoporus vinctus (Berk.) Ryv., Sarcoxylon aurantiacum Pat., Trametes scabrosa (Pers.) G.H. Cunn., Trichaptum byssogenum (Jungh.) Ryv., Volvariella volvacea (Bull. : Fr.) Sing...
4. Yếu tố cổ nhiệt đới (Paleotropic):
Bao gồm các loài phân bố khắp vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Úc. Các loài cổ nhiệt đới như: Cerrena meyenii (Kl.) Hansen, Coriolopsis badia (Berk.) Murr., Coriolopsis sanguinaria (Kl.) Teng, Favolus spatulatus (Jungh.) Lév., Ganoderma petchii (Lloyd) Stey., Lentinus connatus Berk., L. sajor - caju (Fr.) Fr., L. squarrosulus Mont. , Microporus affinis (Blume & Nees ex Fr.) Kunt. , M. xanthophus (Fr.) Kunt. , Podabrella microcarpa (Berk.& Br.) Sing. , Termitomyces albuminosus (Berk.) Heim, Trametes lactinea (Berk.) Pat...
5. Yếu tố ôn đới Bắc(North temperate ):
Gồm các loài phân bố ở vùng ôn đới châu Á , châu Âu, châu Mỹ, có thể lan rộng đến vùng núi nhiệt đới, thậm chí cả vùng ôn đới Nam (South temperate) như : Gomphidius roseus (Fr.) Fr. , Inonotus cucicularis (Bull. : Fr.) Karst. Inonotus dryadeus (Pers.: Fr.) Murr., Sparassis crispa Wulf. : Fr., Thelephora palmata Scop. : Fr.
6. Yếu tố Đông - Á (East Asia )
Gồm các loài phân bố ở vùng á nhiệt đới và ôn đới từ dãy Hymalaya đến Đông Trung Quốc hay Nhật Bản, có thể phân bố mở rộng đến vùng núi nhiệt đới, như các loài: Amauroderma yunnanense Zhao et Zhang, Daedalea dickinsii (Berk.) Aoshima, Ganoderma amboinense (Lam.: Fr.) Pat. , G. sinense Zhao, Xu et Zhang, G. tenue Zhao, Xu et Zhang...
7. Yếu tố Nam Trung Quốc: (South China)
Gồm các loài phân bố ở Việt Nam và các vùng nhiệt đới của Tây và Nam Trung Quốc như: Aleurodiscus mirabilis (Berk. & Curt.) Hoehn, Ganoderma diaoluoshanense Zhao et Zhang, Gloeoporus tienmuensis (Teng) Teng, Lenzites lurida (Lév.) Teng, Nigroporus aratus (Berk.) Teng, Trametes manilaensis (Lloyd) Teng.
Tóm lại, thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành khu hệ. Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố nhiệt đới, chủ yếu là yếu tố liên nhiệt đới (pantropical species) chiếm tỷ lệ rất nhiều (55 loài). Ngược lại, yếu tố ôn đới Bắc chiếm tỷ lệ rất ít (7 loài) trong thành phần loài của khu hệ. Các yếu tố có vùng phân bố hẹp như yếu tố Đông Á (Eastern Asia species) (8 loài) chiếm tỷ lệ rất ít trong thành phần loài của khu hệ nấm lớn Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế có địa hình đa dạng gồm các sinh cảnh khác nhau như: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển - đất ngập mặn. Ở vùng núi có nhiều núi cao như động Ngài cao 1777m, Bạch Mã: 1450m, Núi Mang: 1780m. Điều kiện khí hậu ở các sinh cảnh cũng khác nhau. Đặc biệt ở những vùng núi cao như Bạch Mã có các điều kiện sinh thái phù hợp cho nấm sinh trưởng, phát triển như nhiệt độ trung bình năm: 180C, độ ẩm tương đối: 85 - 90%, lượng mưa trung bình năm: 3000 - 3500mm. Ở những nơi cao có các yếu tố khí hậu khác nhau như khí hậu á nhiệt đới, ôn đới. “Việt Nam với hơn 30% diện tích có độ cao trên 500 mét, cho nên ở các nơi cao thực tế có điều kiện á nhiệt đới và thậm chí có cả điều kiện ôn đới”(Nguyễn Nghĩa Thìn,1997) [36]. Như ở Bạch Mã có nhiều kiểu khí hậu khác nhau gồm: khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. (Kiểu khí hậu á nhiệt đới và ôn đới ở độ cao từ 900, 1000 mét trở lên) (Lê Bá Thảo, 1998)[35].
Vì vậy, ở Thừa Thiên Huế đặc biệt vườn quốc gia Bạch Mã có hệ thực vật rất phong phú. Theo Thái Văn Trừng [39] thì “Vườn Quốc Gia Bạch Mã với hệ thực vật rất độc đáo, tiêu biểu cho vùng thực vật chuyển tiếp giữa hai miền địa lý thực vật là miền Đông Bắc bộ - Bắc Trung bộ và miền Nam Bộ - Nam Trung Bộ". Do các điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật đa dạng nên thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế cũng rất đa dạng, gồm nhiều yếu tố địa lý cấu thành. Trong khu hệ nấm, ngoài các yếu tố nhiệt đới, ôn đới, bắc bán cầu.. còn nhiều loài có khả năng phân bố ở nhiều yếu tố khí hậu khác nhau như phân bố cả vùng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới như: Auricularia auricula (Hook.) Andrew., Tremella fuciformis Berk. Điều này chứng tỏ sự thích nghi của loài ở nhiều vùng khí hậu khác nhau [2].
Sự phân bố của nấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa hình, đất đai, khí hậu, loại thảm thực vật, loài cây chủ... Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng thường một yếu tố duy nhất là yếu tố chính của sự phân bố (Ryvarden L., Gilbertson R. L.,1993)[57].
III. Giá trị tài nguyên của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế
Thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng về giá trị tài nguyên, gồm nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm, dược phẩm, các loài nấm hoại sinh tham gia vào các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, một số nấm cộng sinh với thực vật được ứng dụng trong nghề trồng rừng. Nhiều loài nấm trong quá trình sống có thể sản sinh ra các chất có ích có ý nghĩa lớn trong đời sống như eter, axit axêtic, glycerin, axit tanic, các loại axit amin, men, các chất kháng sinh.
Trong số loài đã xác định có 80 loài nấm ăn, 78 loài nấm dược liệu, 32 loài cộng sinh với thực vật và 160 loài hoại sinh trên đất.
Ngoài lợi ích như trên, có 10 loài rất độc có thể gây chết người, 41 loài ký sinh gây bệnh cho cây, 185 loài nấm hoại sinh gây mục phá hủy gỗ rừng, 22 loài hoại sinh phá huỷ gỗ xây dựng ở các công trình kiến trúc thuộc di sản văn hoá thế giới ở Huế gây tác hại nghiêm trọng.
Trong 465 loài thuộc 56 họ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế có 78 loài nấm dược liệu trong 15 họ:Auriculariaceae, Agaricaceae, Boletaceae, Coriolaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae, Lentinaceae, Lycoperdaceae, Polyporaceae, Sclerodermataceae, Schizophyllaceae, Stereaceae, Tremellaceae, Tricholomataceae và Xylariaceae.
Trong 15 họ nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế thì họ nấm Linh Chi ( Ganodermataceae) chiếm ưu thế với 46 loài nấm dược liệu. Trong đó có nhiều loài nấm dược liệu quý hiếm như: Cổ Linh Chi ( Ganoderma applanatum), Hoàng Chi ( Ganoderma colossum ) , Tử Chi ( Ganoderma fulvellum ), Thanh Chi ( Ganoderma philippii ) , Xích Chi ( Ganoderma ramosissimum ), Linh Chi Nhiệt đới ( Ganoderma tropicum ) & Hắc Chi ( Ganoderma subresinosum )[4, 5, 6].
Họ nấm lỗ ( Coriolaceae ) ở Thừa Thiên Huế có 9 loài nấm dược liệu , trong đó có các loài nấm dược liệu quý hiếm như : nấm Vân Chi ( Trametes versicolor ), nấm lỗ Lariciformes officinalis .
. Trong họ nấm gỗ ( Hymenochaetaceae ) có 4 loài nấm dược liệu. Trong đó loài Phellinus linteus là loài nấm dược liệu quý hiếm với hoạt chất thuộc nhóm polysaccharide có hoạt tính chống khối u rất cao (97 %)[62].
Ngoài các loài nấm dược liệu như đã trình bày ở trên , có nhiều loài nấm loài nấm ăn được dùng làm dược liệu như một số loài trong các họ : Auriculariaceae, Boletaceae, Lentinaceae & Tremellaceae.
KẾT LUẬN
1. Thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng, đến nay 465 loài thuộc 140 chi, 56 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota và Basiddiomycota đãđược công bố; trong đó ngành Basidiomycota chiếm ưu thế nhất, gặp 449 loài chiếm 96,55% tổng số loài trong khu hệ.
2. Các họ đa dạng nhất gồm: Coriolaceae gặp 86 loài, chiếm 18,49%, họ Ganodermatceae: 53loài, 11,39%; Hymenochaetaceae: 45 loài, 9,67%; Polyporaceae: 22 loài, 4,73% và Tricholomataceae: 25 loài, 5,37%.
Các chi đa dạng nhất gồm: Coriolopsis gặp 13 loài, chiếm 2,79%; Ganoderma: 44 loài, 9,46%; Phellinus: 25 loài, 5,37%, Polyporus: 14 loài, 3,01% và Trametes: 24 loài, 5,16%.
3. Có 49 taxon mới phát hiện cho khu hệ nấm lớn Việt Nam gồm 2 họ
mới: Dichstereaceae Julich, Hyphodermataceae Julich; 3 chi mới:
Dichostereum Pilat, Hyphodontia J. Erikss, Xylodon (Pers.) Gray và
44 loài mới.
4. Khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành gồm 7 yếu tố địa lý: Toàn cầu, Bắc bán cầu, Liên nhiệt đới, Cổ nhiệt đới, Ôn đới Bắc, Đông Á và Nam Trung Quốc.
5. Khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế đa dạng về giá trị tài nguyên gồm: nấm ăn: 80 loài, nấm dược liệu: 78 loài, nấm cộng sinh với thực vật: 32 loài, nấm hoại sinh trên đất: 160 loài, nấm độc : 10 loài, nấm hoại sinh trên các công trình kiến trúc thuộc di sản văn hoá thế giới ở Huế: 22 loài, nấm hoại sinh trên gỗ rừng: 185 loài và nấm ký sinh gây bệnh trên thực vật: 41 loài.
SUMMARY
DIVERSITY ON TAXA AND MYCOGEOGRAPHYCAL AREAS OF THE THUA THIEN HUE MACROMYCOFLORA
Ngo Anh, Tran Thi Thuy
College of Sciences – HUE UNIVERSITY
The species composition of the Thua Thien Hue macromycoflora is very abundant. Up to now, we have determined 465 species belonging to 140 genera, 56 families, 28 orders, 4 classes of 3 phyla Myxomycota, Ascomycota and Basidiomycota.
Among them, five the most abundant families are Coriolaceae, Ganodermataceae,Hymenochaetaceae,Polyporaceae and Tricholomataceae.
Five the most abundant genera are Coriolopsis, Ganoderma, Phellinus, Polyporus and Trametes.
Forty nine new taxa have been recorded to the Thua Thien Hue macromycoflora, consisting of two families: Dichstereaceae Julich &
Hyphodermataceae Julich; 3 genera: Dichostereum Pilat, Hyphodontia J. Erikss & Xylodon (Pers.) Gray and 45 new species.
The species composition of the Thua Thien Hue macromycoflora is very abundant, consisting of seven mycogeographycal areas: Cosmopolite, North hemisphere, Pantropic, Paleotropic, North temperate, East Asia and South China.
In which, the natural resources consist of useful group: Edible mushrooms: 80 species, medicinal ones: 78 species, plant symbiotic ones: 32, soil saprophytic ones: 160 species and harmful group: poisonous mushrooms: 10 species, heritage saprophytic ones: 22 species, forestry wood saprophytic ones: 185 species and plant parasitic ones: 41 species.
Ngo Anh, Khoa Sinh học – Trường Đại Học Khoa Học Huế.
Mobile: 091 9501536
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh (2003), "Sự đa dạng về thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Sinh học Tập 25(1a), tr. 1-7.
2. Ngô Anh (2003), Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ sinh học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. Ngô Anh (2007). Sựđa dạng về giá trị tài nguyên của nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại Học Huế. Số 3 (37), tr, 5-13.
4. Ngô Anh, Cao Đăng Nguyên, Trần Đình Hùng(2007). Nghiên cứu nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế. Báo cáo khoa học - Hội nghị toàn quốc 2007- Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Quy Nhơn, 10/8/2007, tr. 226- 228.
5. Ngô Anh (2008). Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội thảo - Sáng Tạo Khoa Học Công Nghệ Việt Nam với sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá đất nước. Hải phòng, 7/2008, tr, 137 - 139.
6. Ngô Anh, Trần Đình Hùng, Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Thị Bảo Trang (2008). Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu.Tạp chí Khoa học- Đại Học Huế . Số 14(48), tr. 5 - 14.
7. Ngô Anh, Trần Đình Hùng, Nguyễn Thị Đoan Trang (2008). Nghiên
cứu khả năng nuôi trồng nấm Linh Chi Việt Nam trên giá thể tổng hợp.
Tạp chí Công nghệ Sinh học. Tập 6, Số 4B, tr. 939 – 947.
8. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996), Sách đỏ Việt Nam Volume2 Phần thực vật, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội..
9. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2008), Niên giám thống kê 2007, Huế.
10. Phan Huy Dục (1996), Nghiên cứu phân loại bộ Agaricles vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Lê Bá Dũng (2003), Nấm lớn ở Tây Nguyên", Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Đống (1999), Nấm ăn - cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Trần Đình Hùng, Ngô Anh(2007). Dẫn liệu bổ sung về thành phần loài nấm lớn thu thập ở Thừa Thiên Huế cho khu hệ nấm Việt Nam. Báo cáo khoa học - Hội nghị toàn quốc 2007 - Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Quy Nhơn, 10/8/2007, tr. 316 - 318.
14. Trần Đình Hùng(2009), Nghiên cứu bổ sung thành phần loài và xác định mùa vụ nuôi trồng một số loài thuộc họ nấm Linh chi ở Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sỹ, Huế.
15. Nguyễn Thị Đức Huệ (2000), Góp phần nghiên cứu nấm lớn ở một số địa điểm trong tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế.
16. Phạm Hoàng Hộ (1953), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Trung tâm học liệu - Bộ giáo dục, Sài gòn.
17. Trần Hữu Khôi (2009), Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sỹ, Huế.
18. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe, H. Dorflt (2000), " Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và hóa các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn Việt Nam", Báo cáo khoa học - Hội nghị Sinh học Quốc gia: Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Hà Nội, tr. 247-250.
21. Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh (2001)"Ganodermatales, Hymenochaetales", Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, tr. 253-266.
22. Trần Công Khánh, Phạm Hải (1984), Cây độc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Lê Văn Liễu (1977), Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Đỗ Tất Lợi (1977), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản và Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Đỗ Tất Lợi, Lê Duy Thắng, Trần Văn Luyến (1994), Nấm Linh chi -Nuôi trồng và sử dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Trần Văn Mão (1984), Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài nấm lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh-Nghệ- Tĩnh, Luận án PTS Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
28. Đoàn Suy Nghĩ (2000), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ phóng xạ của một số chế phẩm từ nấm Linh chi Ganoderma lucidum trên chuột trắng dòng Swiss, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Đàm Nhận (1996), Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của nấm Linh chi ( Ganodermataceae Donk) ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
30. E. Parmasto(1986), Danh mục bước đầu các loài nấm Aphyllophorales và Polyporaceae s. str. Viẹt Nam, Nhà xuất bản Valgus - Tanlin, Estonia.
31. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2004), Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Thuận Hoá Huế.
32. Lê Xuân Thám, Trịnh Tam Kiệt (1995),"Chuyên san nấm Linh chi Ganodermataceae", Tạp chí Dược học (235), tr. 5-103.
33. Lê Xuân Thám (1996), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst. bằng kỹ thuật hạt nhân, Luận án PTS Khoa học Sinh học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
34. Lê Xuân Thám, Trịnh Tam Kiệt (1998), " Nghiên cứu khả năng hấp thụ Caesium phóng xạ ở nấm Linh chi", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Tập XIV(4), tr. 14-21.
35. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
36. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng Sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
37. Phạm Quang Thu (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm Lim Ganoderma lucidum ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
38. Trần Thị Thuý (2009), Nghiờn cứu đa dạng thành phần loài nấm lớn ở một số di tích lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sỹ, Huế.
39. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
40. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên
Huế - Phần Tự Nhiên, Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội.
41. Ngo Anh ,Trinh Tam Kiet(1996), Study on the family Ganodermataceae Donk in theCentral Region of Viet Nam, Proceedings - Asian International Mycological Congress 96 (AIMC 96), Chiba- Japan.
42. Ngô Anh, Trịnh Tam Kiệt, Nguyễn Thị Đức Huệ (2001), "Some scarce taxa of the family Ganodermataceae Donk in Vietnam", Genetics and Application - Biotechnology, pp. 52-56.
43. Ainsworth, Bisby's (1995), Dictionary of the Fungi, University Press, Cambridge.
44. Dennis (1969), British Ascomycetes, Germany.
45. Gilberson R.L., Ryvarden L. (1986, 1987), North American Polypores Volume 1 & 2, Gronland Grafiske A/s, Olso, Norway.
46. Kim B. K., Kim H. W., Choi E. C., (1994)" Anti- HIV activities of Ganoderma lucidum", Ganoderma: Systematics, Phytopathology and Pharmacology, Proceedings of contributed Symposium 59A,B5th International Mycological Congress Vancouver, p. 115.
47. Kleinwachter P., Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Schlegel B., Dahse H. M., Họrtl A., Grọfe U. (2001), "Colossolactones, New Triterpenoid Metabolites from a Vietnamese Mushrooms Ganoderma colossum", J. Nat. Prod. 64(2), pp. 236-239.
48. Lincoff G. H (1988), The audubon society field guide to North American mushrooms, Alfred A. Knopf Inc., New York.
49. Patouillard N. (1890), " Contributions à la flore mycologique du Tonkin", J. Bot. (Paris) 4(1), pp. 12-20.
50. Patouillard N. (1897), " Contributions à la flore mycologique du Tonkin", J. Bot. (Paris) 11, pp. 335-349, 367-374.
51. Patouillard N. (1913), " Quelques champignons du Tonkin", Bull. Soc. Mycol. Fr. 29, pp. 206-228.
52. Patouillard N. (1923), " Contribution à l' ộtude des champignons de l'Annam", Bull. Mus. Hist. Nat. Paris 29, pp.332-339.
53. Patouillard N. (1927), " Champignons nouveaux de l'Annam", Bull. Soc. Mycol. Fr. 43, pp.24-34.
54. Patouillard N. (1928), " Nouvelle contribution à la flore mycologique de l'Annam et du Laos", Ann. Crypt. Exot. 1, pp.2-24.
55. Pegler D. N (1972), " Lentineae (Polyporaceae), Schizophyllaceae et especes lentinoides et pleurotoides des Tricholomataceae", Flore illustree des champignons d'Afrique Centrale, Fasc.1, pp. 5-26.
56. Peter Oei (1996), Mushroom cultivation, Tool Publicatión, Leiden, pp.1-273.
57. Ryvarden L., Gilbertson R. L. (1993), European Polypores Part 1, Groland Grafiske A/s Oslo, Norway.
58. Ryvarden L., Gilbertson R. L. (1994), European Polypores Part 2, Groland Grafiske A/s Oslo, Norway.
59. Ryvarden L., (1998), " African polypores - A review ", Belg. Journ. Bot. 131(2), pp.150-155.
60. Stamets P., Chilton J. S.(1983), The mushroom cultivator, Olympia- Washington, pp.1- 414.
61. Smith A. H.(1980),The mushroom Hunter s field, University of Michigan Press, USA.
62. Han Kook Sin Yak(1997),New Anticancer Immunostimulating Agent first developed by Korean Technology - Mesima - Phellinus linteus(Berk. et Curt.) Aoshima. H. K. Sin Yak- Pharmaceutical CO., LTD. , Daejeon- Korea.
63. Singer R. (1986), The Agaricales in modern taxonomy Sven Koeltz Scientific Books, Germany.
64. Teng S. C. (1996), Fungi of China, Mycotaxon Ltd., New York.
65. Zhao J. D. (1989), The Ganodermataceae in China, Berlin- Stuttgart.