quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cứu rừng chè cổ: Nhà khoa học vào cuộc chậm?

Chủ Nhật, 20/01/2013 | 09:22:00 PM

Hơn một năm nay rừng chè san tuyết 300 năm ở Suối Giàng huyện Văn Chấn, Yên Bái kêu cứu vì bị mối xông gốc, chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ thực vật huyện nhiều lần về giúp xã diệt mối xông nhiều cây lên tới cành, nhưng nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu . Ước hơn 10 ngàn cây chè cổ thụ Suối Giàng đã hóa củi khô và đang chết…

 
 
 
 
Chè cổ thụ Suối Giàng đang kêu cứu
 
Yên Bái tự hào có chè Suối Giàng, một thương hiệu nổi tiếng, mong trở thành một thương hiệu bền vững. Ngành du lịch tỉnh đã quy hoạch Khu du lịch sinh thái Suối Giàng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn trong đó có chè cổ thụ. Vậy mà dịch mối xông cây chè cổ thụ Suối Giàng, bắt đầu xuất hiện cách đây đã 10 năm. 
 
Toàn xã Suối Giàng có gần 300 hecta chè tuyết san cổ thụ. Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng diện tích chè bị mối xông khoanh vùng khoảng 30 ha, tập trung nhiều ở khu Bản Mới, còn các khu khác thì lác đác. Những rừng chè cổ đều mướt mát một màu xanh thẫm, búp chè mập mạp sau đó ít lâu lốm đốm vài cây ngả màu vàng rồi chết dần. Nhiều người cứ tưởng do thiếu phân bón, chất dinh dưỡng nhưng không phải. Chặt ra thấy gốc cây nào cũng bị mối ăn rỗng lên đến tận cành. Hai năm trở lại đây chè chết nhiều quá. 
 
Bà con tự mua thuốc sâu từ ngoài chợ về để diệt mối nhưng chỉ chết mối ở bên ngoài. Nếu không có chè thì người dân Suối Giàng sẽ làm gì để lấy cái ăn? Thực tế cho thấy ở những nơi bị phát quang gốc thì mối xông càng nhiều. Người dân ở thôn Cáng, xã Suối Giàng bảo, ban đầu mối hại ở gốc khiến cây không có búp, sau đó tấn công lên thân làm cây khô dần rồi ăn sâu vào trong. Giáp tết năm trước nhiều gia đình phải chặt hạ hết số chè chết, vàng vọt để trồng cây mới. Nhưng trồng mới phải năm bảy năm mới cho thu hoạch. 
 
Theo Chủ tịch UBND xã Sổng A Nủ, xã đã mua thuốc bảo vệ thực vật xử lý bằng cách phun vào đường mối đi, gạt đất phun vào bên trong. Qua kiểm tra 15 ngày cây không bị mối nữa. Nhưng do phun thuốc ảnh hưởng đến chất lượng chè nên không tiếp tục phun nữa. "Xã mong muốn các nhà khoa học về xem xét và giải cứu những cây chè cổ khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt”.
 
Bí thư Ðảng ủy xã Giàng A Ðằng cũng cho hay, Chi cục Bảo vệ thực vật huyện đã nhiều lần về giúp xã diệt mối. Nhưng đến nay, theo khảo sát, kết quả vẫn chưa cao. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì chỉ sáu, bảy năm nữa thôi, có thể cả một vùng chè cổ thụ sẽ không còn. 
 
Quan điểm của tỉnh là phải giữ được toàn bộ diện tích chè san tuyết cổ ở Suối Giàng. Về vấn đề chè chết hàng loạt, tỉnh đã chỉ đạo cho huyện Văn Chấn và xã Suối Giàng mời các nhà khoa học, các viện nghiên cứu đến để phối hợp tìm cách khắc phục. Cuối tháng 12 vừa rồi, trường Trung cấp kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức đoàn cán bộ lên khảo sát tình hình dịch mối xông đang phát triển mạnh. 
 
Thạc sỹ Lê viết Bảo, Trưởng khoa Trồng trọt cùng các cán bộ trong Trường hiện đang nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng cách đào hố, rồi cho thức ăn có chế phẩm sinh học để diệt mối vào dụ mối về. Khi mối về ăn chế phẩm sinh học đó sẽ ngấm vào mối và truyền sang các con mối khác sẽ diệt được mối. Mặt khác, mối đến ăn sẽ mang thức ăn về cho mối chúa và như vậy hiệu quả của diệt mối sẽ cao. Tuy vậy, biện pháp này mới đang trong quá trình nghiên cứu, thời gian tới sẽ thử nghiệm nếu thành công sẽ áp dụng đại trà. 
 
Trước đó, huyện Văn Chấn đã phối hợp với các ngành chức năng, những tổ chức khoa học nông nghiệp, khảo sát tìm những mô hình thích hợp để cứu lấy những gốc chè cổ. Song mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề. Vẫn theo Thạc sỹ Bảo, trước mắt huyện Văn Chấn cần hướng dẫn bà con trồng chè ở Suối Giàng trồng dặm những cây chè mới vào những nơi chè chết, không chăn thả gia súc vào đồi chè, không nên làm sạch cỏ và cây bụi mà nên giữ lại để giữ độ ẩm cho cây... 
 
Suối Giàng là một địa điểm du lịch nằm trong chuỗi du lịch Bản Bon, Mường Lò, Suối Giàng, giữ rừng chè cổ có ý nghĩa dân sinh và là điểm nhấn nhằm thu hút khách du dịch đến tham quan. Cứ đà phá hoại của dịch mối xông như hiện nay mà lực lượng khoa học vào cuộc bị động và thưa thớt, rừng chè cổ thụ nổi tiếng cùng với 300 ha chè Suối Giàng có nguy cơ biến mất. 
 
"Mùa khô này, dịch mối xông ở cây chè cổ thụ xã Suối Giàng đang phá mạnh nhất”, ông Nguyễn Văn Toản, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết. Hiện việc chữa trị cho những cây chè cổ thụ vẫn là vấn đề nan giải, cần sự vào cuộc mạnh hơn của các nhà khoa học.
Kim Vũ

(Đ Đ K)


Lượt xem: 1279

Các tin khác

TP.Thủ Dầu Một: Công bố quần thể Cây Di sản Việt Nam

(27/04/2024 05:20:AM)

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

(25/04/2024 01:07:PM)

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

(25/04/2024 12:55:PM)

Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 10:43:PM)

Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 09:33:PM)

Đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

(24/04/2024 03:18:PM)

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE