quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Chế hạt cây dại thành thuốc trừ sâu, biến thứ bỏ đi thành 'hàng hot'

Thứ Hai, 28/12/2020 | 04:32:00 PM

Hạt bình bát được một nhóm sinh viên chế thành thuốc trừ sâu an toàn cho người dùng, bảo vệ môi trường. Còn mo cau cũng được một chàng trai ở Bình Định biến thành đồ dùng thân thiện với môi trường.

Chuyện lạ Trà Vinh: Chế hạt cây dại thành thuốc trừ sâu 

Nhận thấy sự nguy hiểm ngày càng tăng của các loại thuốc trừ sâu với môi trường và sức khỏe con người, nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm sinh học phòng trừ sâu từ hạt bình bát.

Sản phẩm được đánh giá cao không chỉ ở sự sáng tạo, khả năng ứng dụng vào thực tế cuộc sống mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Chế hạt cây dại thành thuốc trừ sâu, biến thứ bỏ đi thành 'hàng hot'

Tiểu Mi (sinh viên Đại học Trà Vinh) đang thực hiện việc nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ sâu từ hạt bình bát. (Ảnh: TVU)


“Trong một lần đi tham quan các
dự án khởi nghiệp, tôi thấy cây bình bát mọc ven đường rất tốt, lại nghe bà con nói từng sử dụng lá, thân, rễ cây bình bát, trái bình bát và hạt để diệt trừ sâu hại... Từ thực tế trên, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu để cho ra đời chế phẩm sinh học diệt sâu từ hạt bình bát” - Tiểu Mi chia sẻ trên báo Cần Thơ.

Chàng trai biến mo cau thành đồ dùng thân thiện với môi trường

Chàng trai này là Nguyễn Sơn Tịnh (29 tuổi, ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Gia đình anh Tịnh có xưởng sản xuất xơ dừa. Một lần được đối tác người Ấn Độ cho xem sản phẩm làm từ mo cau ở nước họ, anh Tịnh nảy sinh ý tưởng làm vật dụng, đồ dùng nhà bếp bằng mo cau.

Nguồn nguyên liệu mo cau ở nước ta khá dồi dào. Thậm chí, chúng bị coi là phế phẩm, là thứ vứt bỏ đi. Theo anh Tịnh, các vật dụng, đồ dùng chế tác từ mo cau khá an toàn, có thể tái sử dụng nên giá thành tính ra rẻ sản phẩm nhựa dùng một lần. Song đây là sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa biết đến nhiều và chưa có thói quen sử dụng.

“Khi có nhiều nơi sản xuất mo cau thành đồ gia dụng thì người dân dần dần sẽ thay đổi thói quen. Từ đó, có thể giảm bớt chén nhựa, ly nhựa, hộp xốp dùng một lần đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay”, anh Tịnh nói trên Báo Dân Việt.

(Vietnamnet)

Lượt xem: 1482

Các tin khác

Gặp mặt giữa VACNE và Đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Trung Quốc

(25/04/2025 05:32:PM)

Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang

(25/04/2025 02:41:PM)

Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn

(22/04/2025 05:35:PM)

Sách Sách và Sách

(20/04/2025 02:19:PM)

Xuyên đại ngàn theo dấu chân sao la ở Hà Tĩnh

(18/04/2025 07:05:AM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2025

(15/04/2025 08:28:AM)

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 03:12:PM)

Phóng sự ảnh Chương trình Phú Thọ - Khát vọng xanh năm 2025

(04/04/2025 09:12:AM)

VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”

(26/03/2025 04:11:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE