quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Chăm sóc và bảo vệ “Cây Di sản”

Thứ Sáu, 30/03/2012 | 09:11:00 AM

“Cây di sản” phần lớn là những cây gỗ lâu năm. Một số cây đã có hàng trăm năm tuổi.


GS. TS Đường Hồng Dật
 
 
Chăm sóc và bảo vệ “Cây di sản” trong những nét chung nhất, cần được thực hiện trên 3 hướng chủ yếu sau:
-         Tạo điều kiện thuận lợi cho cây sống bình yên và thanh thản tuổi già, để làm chứng nhân lịch sử cho thiên nhiên và cuộc sống của địa phương.
-         Chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm di truyền của cây.
-         Thường xuyên theo dõi phát hiện sâu bệnh gây hại cho cây, chú trọng phát hiện các loại mối, mọt, sâu đục thân, bệnh vàng úa lá, bệnh thối rễ. Kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng trừ sâu bệnh hại.
Tạo điều kiện thuận lợi cho cây di sản sống bình yên và thanh thản tuổi già là yếu tố hết sức quan trọng. Những biện pháp chủ yếu là phát quang vùng cây sinh sống, làm sạch cỏ dại, không gây thương tích cho cây, tránh đóng đinh buộc dây lên cành, thân cây, quét vôi gốc cây, và một số biện pháp khác.
Chăm sóc cho cây là yêu cầu không thể thiếu. Cây luôn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (N,P,K, vi lượng) và nước. Tuổi già có những nhu cầu riêng khác với khi cây đang sinh trưởng mạnh. Chất dinh dưỡng quá thừa cũng có hại không kém so với khi thiếu ăn. Cũng là các chất N,P,K nhưng nhu cầu ở tuổi già có khác. Nước cũng vậy, cây gỗ lâu năm thường rất sợ uống nước, nhưng thiếu nước làm cây suy yếu nhiều.
Sâu bệnh cây có nhiều loại. Mỗi loại có cách phòng trừ riêng. Cần xác định loài gây hại. Tìm các sách hướng dẫn và cẩm nang phòng trừ sâu bệnh để chọn đúng biện pháp, chọn đúng loại thuốc cần dùng. Điều quan trọng là phát hiện kịp thời. Phòng trừ sớm. Cách phòng trừ hiện nay đang được sử dụng rộng rãi là: tổng hợp bảo vệ cây. Cốt lõi của tổng hợp bảo vệ cây là tăng sức đề kháng cho cây.
Trên đây là một số hướng chính để chăm sóc và bảo vệ cụ thể, phù hợp, mới đạt được kết quả mong muốn. Các cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ thực vật là những người cần được tìm đến khi cần thiết./.
 
 

Lượt xem: 3192

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(28/03/2025 04:29:PM)

Thêm một cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(23/03/2025 06:48:PM)

Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam

(16/03/2025 11:53:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE