quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA HỘI

Cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) loài ngoại lai xâm lấn rất khó phòng trừ , mối đe dọa đa dạng sinh học

Thứ Tư, 24/02/2010 | 05:44:00 PM

Cây Trinh nữ đâm lầy(Mimosa pigra L) là loài ngoại lai xâm lần gây hại nguy hiểm, đe dọa đa dạng sinh học, hủy hoại môi trường ở nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam và được gọi với nhiều tên như cây mai dương, cây trinh nữ thân gỗ.,cây vuốt rồng,...

CÂY TRINH NỮ ĐẦM LẦY (Mimosa pigra L.) LOÀI NGOẠI LAI XÂM LẤN RẤT KHÓ PHÒNG TRỪ, MỐI ĐE DỌA ĐA DẠNG SINH HỌC
GS,TS. Phạm Văn Lầm[1], PGS.TS. Phạm Bình Quyền[2]
 
I. MỞ ĐẦU
Cây Trinh nữ đâm lầy(Mimosa pigra L) là loài ngoại lai xâm lần gây hại nguy hiểm, đe dọa đa dạng sinh học, hủy hoại môi trường ở nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Việt Nam và được gọi với nhiều tên như cây mai dương, cây trinh nữ thân gỗ.,cây vuốt rồng,... 
Cây Trinh nữ đầm lầy có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Khu phân bố tự nhiên trải dài từ vùng nhiệt đới Mexicô qua Trung Mỹ kéo tới vùng nhiệt đới Nam Mỹ (Burkart, 1948). Hiện nay, loài ngoại lai xâm lấn này đã trở thành loài nguy hiểm đối với môi trường và đa dạng sinh học ở nhiều nước thế giới từ nhiệt đới Châu Phi đến Châu Úc và khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,...). Các nước đã có nhiều nổ lực trong việc đối phó với loài ngoại lai xâm lấn này nhưng chưa đem lại kết quả và cũng đang gặp nhiều khó khăn. Cây Trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) có khả năng sống trờn nhiều loại đất khỏc nhau kể cả loại đất khụ cằn kộm màu mỡ nhất, nhưng ưa thích sống ở vùng đầm lầy, ven bờ nước, nơi nhiều ánh sáng mặt trời, kể cả các khu đất ngập nước nông, đất ngập nước tạm thời hoặc theo mùa (Phạm Bình Quyền, 2002, 2003) và được xếp là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003).
 
II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC
2.1.Tình hình xâm lấn gây hại của cây trinh nữ đầm lầy ở một số quốc gia
Theo Miller và Lonsdale (1987), tại Australia, từthế kỷ XIX đã ghi nhận cây M. pigra được trồng trong sưu tập ở vườn thực vật Darwin và từ đây đã phát tán xâm lấn đến các nơi khác trong vùng. Cây Trinh nữ đầm lầy có khả năng phát tán theo dòng nước,bám vào da, lông của động vật, quần áo của người, theo các phương tiện giao thông, vận tải,... nên lan tràn xâm lấn rất nhanh. Ở Oenpelli, năm 1984 có 200 ha bị nhiễm, sau 5 năm diện tích này đã tăng lên 5.500 ha. Chỉ riêng vùng Bắc Australia có khoảng 80.000 ha thảm thực vật bản địa đã bị Trinh nữ đầm lầy cạnh tranh xâm lấn. Vùng đất ngập nước thường xuyên ở lưu vực sông Adelaide (Bắc Australia) vào năm 1990 bị cây Trinh nữ đầm lầy phát tán xâm lấn trên diện tích hơn 450 km2 và đến năm 1995 tăng lên 700 km2 (Forno et al. 1990; Chopping, 2004).
Tại Sri Lanka, cây Trinh nữ đầm lầy phát tán xâm lấn được ghi nhận vào dầu năm 1996 trên các dải đất dọc hai bờ sông Mahaweli dài khoảng 1 km liên tục nơi nước ngập theo mùa. Đến năm 2000, vùng đất bị cây Trinh nữ đầm lầy phát tán xâm lấn đã kéo dài tới 20-25 km dọc bờ sông Mahaweli tại 46 địa danh thuộc 3 tỉnh (Marambe et al., 2004).
Năm 1947, Thái Lan nhập nội cây Trinh nữ đầm lầy từ Indonesia để làm cây che phủ đất trống đồi trọc chống xói mòn đất tại vùng Bắc Thái Lan. Từ 1982, cây này bắt đầu phát tán lây lan rộng và đến cuối thế kỷ XX có 23 trong số 74 tỉnh của Thái Lan bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn gây hại và đặc biệt nghiêm trọng là ở Chiềng Mai, Pattaya, Hatyai (Napompeth, 1983).
Cây Trinh nữ đầm lầy Malaysia, được ghi nhận lần đầu ở Kelantan vào năm 1980. Một năm sau cây này đã phát tán lan sang bang Penang, Johore, Selangor. Đã có 360.000 ha đất lúa ở Perlis, Kedah bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn (Sivapragasam et al,1995).
Ở Indonesia có khoảng 3.000 ha đất trồng lúa ở Sumatra, Kalimantan bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn và còn là mối đe dọa cho vùng đất bờ phía Nam và phía Tây của hồ Rawa Pening (Weedwatcher, 1988).
Ở Campuchia, cây Trinh nữ đầm lầy được phát hiện từ đầu thập niên 1990. Đến tháng 5 năm 1997, cây này đã lan tràn dọc lưu vực sông Tonle Sap và vùng phụ cận Kompong Chhan, phía Bắc Biển Hồ. Cây Trinh nữ đầm lầy đã trở thành mối đe dọa lớn đối với các hệ sinh thái thuộc vùng vùng Biển Hồ và lưu vực sông Mê Kông (Samouth, 2004).
2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của cây Trinh nữ đầm lầy
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Trinh nữ đầm lầy đã được tiến hành ở một số nước như Australia, Indonesia, Malaysia và Thái Lan,... Trong các đặc điểm sinh học, sinh thái học của cây Trinh nữ đầm lầy, đáng lưu ý:
-         Cây Trinh nữ đầm lầy có khả năng cạnh tranh xâm lấn mãnh liệt với các cây khác, có khả năng tăng trưởng nhanh về chiều cao với tốc độ 1cm/ngày và thành thục nhanh, có thể ra hoa đậu quả ở ngay năm tuổi thứ nhất (Lonsdale et al., 1985; Walden et al., 2004; Wanichanantakul et al., 1979).
-         Cây Trinh nữ đầm lầy có tiềm năng sinh sản rất lớn; ở Thái Lan cây ra hoa 12 lần/năm, sản sinh được 95.000 hạt/năm và ở Australia con số này lên tới 220.000 hạt/năm (Lonsdale, 1992; Lonsdale et al., 1988; Wanichanantakul et al.,1979).
-         Hạt của cây Trinh nữ đầm lầy có lớp lông cứng dày, có thể bám dính vào lông, da của các loài động vật, quần áo của con người, trôi nổi theo dòng nước hoặc cùng với bùn bán vào bánh xe của các phương tiện giao thông và phát tán đi rất xa (Lonsdale et al. 1985; Miller et al., 1981).
-         Hạt Trinh nữ đầm lầy có thể nảy mầm ngay hoặc sau 1-2 năm, hoặc rơi vào tình trạng ngủ nghỉ dài tới 20-23 năm (phụ thuộc vào độ sâu trong đất). Hạt ngủ nghỉ dài là nhờ có vỏ hạt cứng. Mật độ hạt Trinh nữ đầm lầy lưu giữ ở trong đất rất cao, tới mức nếu diệt trừ được toàn bộ cây trên mặt đất thì vẫn phải tiếp tục diệt trừ cây con mọc từ hạt một cách liên tục trong vài ba năm sau đó (Lonsdale, 1992; Lonsdale et al. 1988; Walden et al., 2004; Wanichanantakul et al., 1979).
-         Cây Trinh nữ đầm lầy là loài rộng sinh thái, có thể chịu được ngập lụt trong thời gian dài do có khả năng sống kỵ khí và mọc rễ phụ ở gần mặt nước để lấy ôxy từ nước. Đồng thời cây Trinh nữ đầm lầy cũng chịu được khô hạn (Lonsdale, 1993; Miller et al., 1981; 1983).
-         Khi bị đốn, cây Trinh nữ đầm lầy rất dễ mọc tái sinh từ phần gốc còn lại. Nếu bị đốt, bộ lá bị sấy khô và rụng, nhưng sau đó có tới 90% cây thành thục và 50% cây con mọc tái sinh (Wanichanantakul et al.,1979; Walden et al., 2004).
-         Cây Trinh nữ đầm lầy có thể sinh trưỏng trên nhiều loại đất bạc màu nghèo dinh dưỡng như đất trống, đồi núi trọc, đất cát, phù sa đỏ, đất vàng, đất nhiều bùn,... (Miller, 1983)
Với những đặc điểm nêu trên cây Trinh nữ đầm lầy phát triển và lây lan nhanh, hàng năm diện tích bị xâm lấn cứ tăng lên gấp nhiều lần (Lonsdale, 1988, 1993).
2.3. Phòng trừ cây Trinh nữ đầm lầy
2.3.1. Biện pháp thủ công cơ giới
Biện pháp đốt: Cây Trinh nữ đầm lầy tươi khó cháy và không thể cháy xuyên được nơi cây mọc dày đặc, trừ khi được cung cấp thêm nguồn gió mạnh. Biện pháp đốt không ảnh hưởng lớn tới cây trưởng thành và ngay cây con cũng có tính chịu lửa. Lửa có thể làm tăng sự nảy mầm do phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt (với những hạt ở trong đất không sâu hơn 5 cm) làm cho mức độ xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầy trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đốt cần có biện pháp ngăn chặn sự tái sinh và cây con mọc từ hạt. Biện pháp đốt thường chỉ áp dụng sau khi đã sử dụng thuốc trừ cỏ để làm tăng tỷ lệ chết của cây Trinh nữ đầm lầy (Miller, Lonsdale, 1992).
Biện pháp nhổ: Đối với những cây Trinh nữ đầm lầy mới xuất hiện,mọc rải rác có thể dùng biện pháp nhổ bỏ thường đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy vậy biện pháp nhổ bỏ chỉ áp dụng được khi cây còn bé, mật độ chưa cao , ở nơi bị nhiễm với diện tích nhỏ. Ở Thái Lan đã áp dụng biện pháp này để ngăn chặn sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầy khi chúng còn mọc rải rác tại Vườn Quốc gia Kakadu và trên nhiều vùng đất canh tác khác (Siriworakul et al., 1992). Nhưng ở những khu vực đã bị nhiễm với diện tích rộng lớn như ở Chiềng Mai, Pattaya, Hatyai đã không thể áp dụng biện pháp nhổ bỏ.
Biện pháp đốn chặt:Biện pháp đốn chặt đem lại hiệu quả , nhưng không triệt để vì chỉ sau đó một thời gian ngắn cây bị chặt có thể mọc tái sinh. Có thông báo rằng chặt đốn trước khi ngập nước là biện pháp tốt để trừ câyTrinh nữ đầm lầy ở các khu đất ngập nước theo từng thời gian hoặc theo mùa ở Thái Lan (Thamasara, 1983).
Biện pháp cơ giới: Ở một số nước như Australia đã sử dụng các loại máy phay, máy ủi, máy kéo để đào, ủi cây Trinh nữ đầm lầy nhưng khả năng mọc tái sinh luôn là vấn đề theo sau biện pháp này. Thường theo sau biện pháp cơ giới, để trừ cây mọc tái sinh phải sử dụng thuốc trừ cỏ (Siriworakul et al., 1992).Biện pháp này thường rất tốn kém và không mang lại hiệu quả diệt trừ lâu dài.
Biện pháp nhổ và chặt đều rất tốn kém vì cần nhiều công lao động. Các biện pháp thủ công cơ giới theo tính toán kinh tế thường đắt hơn biện pháp hoá học khoảng 20% và không áp dụng được ở vùng có diện tích rộng lớn bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn nặng (Robert, 1982 ).
2.3.2. Trồng cây có bóng râm che phủ nơi đất trống
Cây Trinh nữ đầm lầy không mọc hoặc kém phát triển ở những nơi thiếu áng sáng, có bóng râm che phủ. Trồng cây che phủ nơi đất ẩm thấp, đất ngập nước tạm thời, theo mùa , các dãi đất ven bờ sông, bờ hồ đã ngăn chặn có hiệu quả sự tấn công xâm lấn của cây trinh nữ đầm lầy (Lonsdate et al., 1989; Miller, 2004).
2.3.3. Biện pháp sinh học
Việc tìm kiếm tác nhân sinh học để trừ cây Trinh nữ đầm lầy được tổ chức CSIRO tiến hành ở Brazil từ năm 1979-1982, ở Mexico từ năm 1984-1987,... Trong thời gian 1979-2002, đã phát hiện được 417 loài côn trùng ăn hại và vật gây bệnh cho cây Trinh nữ đầm lầy. Kết quả là trong số đó chỉ có 10% số loài đã phát hiện có tính chuyên hoá ký chủ và có thể sử dụng như tác nhân sinh học để diệt trừ cây Trinh nữ đầm lầy (Flanagan et al., 2004; Forno, 1992). Cụ thể có 43 loài thể hiện tính hiệu quả trong phòng trừ, có triển vọng nhập nội về Australia để diệt trừ cây Trinh nữ đầm lầy. Hiện nay 13 loài trong số đó đã được nghiên cứu lựa chọn nhân nuôi, thả tại Australia, Đông Nam Á (Flanagan et al., 2004) và đã cho những kết quả ban đầu.
Để diệt trừ cây Trinh nữ đầm lầy bằng biện pháp sinh học, hai loài mọt đục hạt cây thuộc họ Trinh nữ : Acanthoscelides puniceus A. quadridentatus đã được nhân nuôi, thả ở Australia năm 1983 và ở Thái Lan năm 1984, 1987. Sâu đục thân trinh nữ Carmenta mimosae được nhân nuôi, thả ở Australia năm 1989, ở Thái Lan năm 1991, sâu đục ngọn Neurostrota gunniella nhân nuôi. thả ở Australia năm 1989 (Julien, 1992). Nấm trinh nữ Phloeospora mimosaepigrae, Diabole cubensis được sử dụng gây bệnh cho cây Trinh nữ đầm lầy ở Australia từ 1994-1996 (Hennecke, 2004). Bọ ánh kim Malacorhinus irregularis, sâu đo Macaria pallidata gần đây được nghiên cứu nhân nuôi, thả để trừ cây Trinh nữ đầm lầy ở Australia (Flanagan et al., 2004).
2.3.4. Biện pháp hoá học
Tại Australia từ năm 1965 đã bắt đầu thử nghiệm thuốc trừ cỏ diệt cây Trinh nữ đầm lầy và từ năm 1984 đã hợp tác với Thái Lan để nghiên cứu mở rộng áp dụng biện pháp hoá học trừ cây này (Forno et al., 1990). Ở vùng Bắc Australia đã dùng thuốc 2,4-5T hoặc 2,4-5T hỗn hợp với Picloram hay Triclopyr để trừ cây Trinh nữ đầm lầy . Đã dùng các thuốc tiếp xúc như atrazin hỗn hợp với 2,4D, Tebuthiuron để trừ cây mai dương ở giai đoạn cây non. Các loại thuốc nội hấp như Dicamba, Fluroxypyr, Gryphosate, Picloram hỗn hợp với 2,4D và Metsulfuron methyl có thể cho hiệu quả diệt trừ cao, triệt để hơn. Dùng thuốc Dicamba, Glyphosate, Imazapyr để phun vào các gốc cây sau khi chặt đốn hay dùng Dicamba, Hexazinone để tiêm vào cây. Dùng thuốc Hexazinone, Tebuthiuron bón vào đất. Dùng Ethidimuron rải hoặc phun vào đất. Trong những trường hợp như vậy hiệu quả diệt trừ cây thường thấp và không triệt để (Miller et al., 1981; Wingrave, 2004).
Biện pháp hoá học hiện nay vẫn đang được nghiên cứu sử dụng ở nhiều nước như Australia, Pakistan, Sri Lanka, Lào, Campuchia, Indonesia, v.v... (Marambe et al., 2004; Miller, 2004; Searle, 2004; Wingrave, 2004;...). Ở Australia, để phun thuốc trừ cỏ diệt cây Trinh nữ đầm lầy tại các vườn quốc gia, người ta phải sử dụng máy bay trực thăng. Thuốc trừ cỏ được sử dụng là Metsulfuron Methyl (20%) với liều lượng 120 g/ha. Hiệu lực diêt trừ cây Trinh nữ đầm lầy của thuốc trừ cỏ này rất thấp, vì thuốc chỉ có tác dụng diệt phần chồi non mới mọc và hoa của cây mà thôi. Với hiệu lực diệt hoa, thuốc Metsulfuron Methyl đã góp phần hạn chế sự sinh sản của cây Trinh nữ đầm lầy .
 
III. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Trước năm 1995 chưa có nghiên cứu nào về cây Trinh nữ đầm lầy ở Việt Nam. Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra hiện trạng xâm lấn ở một số nơi và nghiên cứu biện pháp sinh học trừ cây Trinh nữ đầm lầy trong các năm 1995-1997 (NguyễnVăn Cảm và nnk.,1996, 1999). Trước sự xâm lấn ngày càng gia tăng của cây Trinh nữ đầm lầy trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam đã có một số nghiên cứu về cây Trinh nữ đầm lầy được tiến hành (Phạm Văn Lầm và nnk., 2003; Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007; Nguyễn Thị Lan Thi và nnk., 2003; Trần Triết và nnk., 2003;...).
3.1. Thực trạng xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầyở Việt Nam
Cây Trinh nữ đầm lầy có thể xâm lấn và phát triển, phát tán nhanh chóng ở tất cả các vùng sinh thái ở Việt Nam. Từ những năm 1995-1997 cây Trinh nữ đầm lầy đã xâm nhập hầu hết các tỉnh. Cây Trinh nữ đầm lầy thường mọc trên bờ các sông nhánh, mương nước, ở các bãi sông, đất bán ngập nước. Các nơi đất cao chỉ bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn rải rác thành từng đám nhỏ. Tại miền Bắc, ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hoà Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái cây Trinh nữ đầm lầy mọc phân tán với diện tích bị xâm lấn từ vài hecta đến vài trăm hecta ở mỗi tỉnh. Cây Trinh nữ đầm lầy cũng mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung. Tại Quảng Trị, nhiều vùng đất bán ngập dọc các đường lộ hay các mương nước đã bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn dày đặc, tạo thành những vùng tập trung với diện tích xấp xỉ 1.000 ha vào năm 2006. Tại các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cây Trinh nữ đầm lầy đã mọc thành những dải tập trung với diện tích khá lớn, Vào năm 1995-1996 có khoảng 680 ha bị nhiễm cây Trinh nữ đầm lầy 8 tỉnh Nam Trung Bộ. Ở miền Nam, đến năm 1997 diện tích bị câyTrinh nữ đầm lầy xâm lấn nặng tập trung ở vùng hồ Trị An, lưu vực sông La Ngà, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây Trinh nữ đầm lầy phát tán và xâm lấn vì vậy diện tích bị xâm lấn ở đây gia tăng nhanh. Theo Chi Cục BVTV Đồng Tháp (1981), tại tỉnh Đồng Tháptrước năm 1980 cây Trinh nữ đầm lầy chỉ có ở huyện Tân Hồng, Hồng Ngự. Năm 1981-1985, cây Trinh nữ đầm lầy xuất hiện rải rác ở Tam Nông, Thanh Bình. Từ năm 1991 cây mai dương mọc nhiều ở Tam Nông. Đến năm 2006 diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang (thuộc vùng Đồng Tháp Mười) tương ứng là 550, 850 và 600 ha. (Nguyễn Văn Cảm và nnk, 1995, 1999; Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007). Sau đây là hiện trạng xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầy tại một số khu vực:
Vùng hồ Thác Bà
Từ những năm 1970, cây Trinh nữ đầm lầy đã xuất hiện rải rác trên các đảo ở hồ Thác Bà (Yên Bái) và hai bên bờ sông Chảy. Từ năm 1990 trở lại đây, sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầy tiếp tục mở rộng. Có khoảng 2000 hòn đảo và 99 lạch nước lớn chảy vào khu vực hồ Thác Bà đã bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn. Hầu hết 25 xã ở xung quanh hồ Thác Bà đều bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn, trong đó có 19 xã bị cây này xâm lấn nặng (xã Yên Thành bị 113 ha, xã Bảo Ái bị 270 ha, Mông Sơn bị 250 ha,...). Diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn của toàn bộ các xã chiếm xấp xỉ 7% tổng diện tích đất canh tác. Mật độ cây Trinh nữ đầm lầy ở Yên Bái khá cao: nơi bị xâm lấn 2-3 năm có mật độ trung bình là 11,3 cây/m2, cao nhất tới 26 cây/m2; nơi mới bị xâm lấn có mật độ cây con tới 270 cây/m2 (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Vùng hồ Hoà Bình
Tại vùng hồ Hòa Bình, cây Trinh nữ đầm lầy xâm nhập từ khoảng năm 1995-1996 trên các đảo giữa hồ và ở đất bán ngập nước xung quanh hồ. Theo thời gian, diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn ngày càng mở rộng và hàng năm tăng gấp 2-3 lần. Đến năm 2006, diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn ở vùng hồ Hòa Bình ước tính khoảng 3.000 ha. Mật độ cây ban đầu là 1-2 cây/m2, đến năm 2006 tăng lên 17-20 cây/m2, có nơi đạt 150 cây/m2(Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Vào năm 1984-1985, trong Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp chỉ có một vài bụi cây Trinh nữ đầm lầy . Sự hiện diện của cây Trinh nữ đầm lầy gia tăng dần trên các bờ kênh, các bàu và lạch nước chảy, nơi không bị tán cây che bóng. Ở những khoảng trống của Vườn Quốc gia Tràm Chim, cây Trinh nữ đầm lầy thường mọc theo băng rộng 20-40 m. Giữa hai băng thường là những lạch nước. Sự phân bố này đã gây cản trở ảnh hưởng đến dòng chảy khi nước lũ rút. Theo thời gian, cây Trinh nữ đầm lầy mọc lấp kín các khoảng đất trống, tạo thành thảm liền khoảnh rộng lớn. Từ năm 1999 đến 2002 diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn hàng năm cứ lan rộng ra với tỷ lệ tăng gấp 2-3 lần (bảng 1).
Bảng 1. Tình hình xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầy ở VQG Tràm Chim
Thời gian
Diện tích bị xâm lấn (ha)
Ghi chú
1984-1985
Rải rác vài bụi
-
1999
148
Đến ngày 24/11/1999
2000
490
Đến tháng 5/2000
2001
958
Đến tháng 7/2001
2002
1.900
-
2003
2.200
Đến tháng 6/2001
            (Nguồn: Vườn Quốc gia Tràm Chim ,2003a)
Tại những nơi bị xâm lấn, mật độ cây Trinh nữ đầm lầy gia tăng theo thời gian. Mật độ tại VQG Tràm Chim trong năm 2000 trung bình là 2,2 cây/m2, năm 2006 tăng lên 4,3 cây/m2. Khu A4 bị xâm lấn nặng: năm 2000 có dưới 5% diện tích bị xâm lấn với mật độ 7-8 cây/m2, hơn 60% diện tích bị bị xâm lấn với mật độ 1-3 cây/m2 và 30% diện tích – với mật độ 4-5 cây/m2; năm 2006 có 15% diện tích bị xâm lấn với mật độ 12 cây/m2, hơn 55% diện tích với mật độ 4-5 cây/m2, 25% diện tích bị xâm lấn với mật độ 7-8 cây/m2, dưới 5% diện tích với mật độ thấp hơn 1 cây/ m2 . Mật độ cây Trinh nữ đầm lầy cao nhất ước đạt 8 cây/m2 năm 2000, tăng lên 85 cây/m2 năm 2003 và 115 cây/m2 năm 2006. Mật độ cây ở năm sau so với năm trước tăng 2-4 lần; mật độ cây ở năm 2003 và năm 2006 so với năm 2000 đã tăng tương ứng 28 và 38 lần (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003; Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Cây Trinh nữ đầm lầy có mặt ở hầu hết các điểm đất ngập nước trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên với mức độ khác nhau. Từ năm 1995 đến năm 1999 cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn toàn bộ 50-60 ha Bầu Chim (Vườn Quốc gia Cát Tiên, 2003). Hàng năm cây con mọc bổ sung, nên mật độ cây Trinh nữ đầm lầy trong Bầu Chim tăng nhanh. Năm 2001, mật độ cây Trinh nữ đầm lầy là 3-8 cây/m2, đến năm 2003 mật độ cao nhất đạt hơn 100 cây/m2. Ở vùng đệm, cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn dọc theo sông Đồng Nai, các suối trong vùng, đất nông nghiệp. Bị xâm lấn nhiều nhất là các đồng lúa từ xã Gia Viễn, Phước Cát 1, Phước Cát 2 (Cát Tiên, Lâm Đồng) đến xã Đắc Lua (Tân Phú - Đồng Nai) với diện tích bị xâm lấn từ 70-80 ha năm 2003 tăng lên 100-120 ha vào năm 2006. Cây Trinh nữ đầm lầy lan sang xâm lấn dọc bờ sông La Ngà, đất canh tác thuộc huyện Cát Lộc với diện tích ước tính tới hàng nghìn ha (Phạm Văn Lầm và nnk., 2003; Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
 Lưu vực sông La Ngà và vùng hồ Trị An
Diện tích bị cây mai dương xâm lấn ở lưu vực sông La Ngà và vùng hồ Trị An bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn ước tính khoảng hơn 7.000 ha. Riêng các xã La Ngà, Phú Túc, Phú Ngọc (huyện Định Quán), xã Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu), xã Trảng Bom (huyện Trảng Bom), xã Thống Nhất (huyện Thống Nhất) có diện tích bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn đạt xấp xỉ 1.000 ha. Mật độ cây trên đất gò đồi khoảng 4,5 cây/m2, trên nơi đất thấp gần mép nước khoảng 11 cây/m2, cá biệt có nơi tới 120 cây/m2 (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
3.2. Tác hại gây ra do câyTrinh nữ đầm lầy
Về sinh thái học
Cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn làm thay đổi cấu trúc thành phần loài của thảm thực vật bản địa, giảm sút tính đa dạng sinh học. Tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, nơi bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn đã hủy diệt toàn bộ hệ thực vật bản địa, loại trừ cây rau kìm (Aniseia martinicensis) và cây hắc sửu (Merreemia hederacea) dưới tán cây Trinh nữ đầm lầy đã không còn tồn tại bất cứ loài thực vật nào khác. Cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn bãi cỏ năn (nguồn thức ăn và nơi nghỉ của Sếu đầu đỏ - Grus antigone sharpii) bị thu hẹp nên số lượng Sếu đầu đỏ hàng năm trở về Tràm Chim giảm hẳn trong các năm 2000-2003 (bảng 2).
Bảng 2. Số lượng Sếu đầu đỏ về Tràm Chim trong những năm 1999-2003
Ngày theo dõi
Số lượng Sếu ghi nhận được
10/4/1999
469
30/4/2000
167
25/5/2001
48
20/4/2002
113
10/4/2003
128
                         (Nguồn: Vườn Quốc gia Tràm Chim,2003b)
Tại Bầu Chim, VQG Cát Tiên các loài chim nước đến cư trú giảm cả về số loài và số lượng cá thể khi khu vực này bị cây Trinh nữ đầm lầy xâm lấn . Năm 1999, khi Trinh nữ đầm lầy xâm lấn xâm lấn toàn bộ Bầu Chim thì chỉ quan sát thấy khoảng 74 cá thể của 5 loài chim nước về kiếm ăn tại đây. Năm 2000-2002 tiến hành chặt triệt hạ câyTrinh nữ đầm lầy xâm lấn, chim nước lại trở về Bầu Chim với số lượng loài tăng lên là25-29 loài và số lượng cá thể là 539-655 con (bảng 3).
Bảng 3. Tình hình chim nước về Bầu Chim (Cát Tiên)
Chỉ tiêu theo dõi
Các năm theo dõi
1995
1999
2000
2001
2002
Số lượng loài
37
5
25
29
25
Số lượng cá thể
-
74
378
655
539
(Nguồn: Vườn Quốc gia Cát Tiên,2003)
Về mặt kinh tế - xã hội 
Sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầytrên đất nông nghiệp đã gây khó khăn cho sản xuất, làm giảm năng suất cây trồng; khi bị xâm lấn nặng đã không thể canh tác, biến đất nông nghiệp thành vùng đất hoang hóa,gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp. Khi cây Trinh nữ đầm lầyxâm lấn kênh mương đã gây khó khăn, cản trở giao thông thủy, ảnh hưởng đến du lịch sinh thái; cản trở dòng chảycủa kênh mương, ảnh hưởng đến dòng chảy môi trường, làm giảm sản lượng cá và các loài thủy sản khác của vùng đất ngập nước.
3.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của câyTrinh nữ đầm lầy
Chiều cao cây:
Cây Trinh nữ đầm lầy trong điều kiện nóng ẩm thường sinh trưởng nhanh với tốc độ khoảng 1 – 1,2 cm/ngày và thân có thể vươn cao che lấp các cây khác. Chiều cao của cây ở khu vực đất bán ngập nước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi cây (Bảng 4). Cây 1 năm tuổi cao 117,2 - 167,3 cm; cây 2-3 năm tuổi cao 186,5 - 225,5 cm; cây 4-5 năm tuổi cao 237,0 - 300,8 cm và cây trên năm tuổi chiều cao 304,7 - 360,6 cm .
Bảng 4. Chiều cao của cây Trinh nữ đầm lầy tại một số vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam
Tuổi cây
Chiều cao cây ở các khu vực (cm)
Lòng hồ ở các tỉnh phía Bắc
VQG Cát Tiên
Lưu vực sông La Ngà
1 năm
117,2
167,3
155,0
2-3 năm
186,5
225,5
198,9
4-5 năm
237,0
300,8
267,3
Trên 5 năm
304,7
360,5
340,5
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007)
Cây Trinh nữ đầm lầy ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên cũng như lưu vực sông La Ngà thường cao hơn 40-60 cm so với cây cùng độ tuổi ở vùng hồ thuộc các tỉnh phía Bắc (Bảng 4). Sự khác nhau này là do ở phía Nam quanh năm có nền nhiệt cao, thuận lợi cho cây sinh trưởng, còn ở phía Bắc có nền nhiệt trong mùa đông thấp đã hạn chế sự sinh trưởng của cây . Chiều cao cây phụ thuộc rất rõ rệt vào điều kiện ngập nước. Những cây Trinh nữ đầm lầy mọc ở trên bờ kênh, gò đất cao hay ven đường không bị ngập nước thì có chiều cao cây thấp hơn so với cây mọc ở khu đất bán ngập nước hay thường xuyên ngập nước (bảng 5).
Bảng 5. Chế độ ngập nước và chiều cao cây Trinh nữ đầm lầy ở một số khu vực của Việt Nam
Tuổi cây
Chiều cao cây (cm)
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Khu vực lòng hồ thuỷ điện Thác Bà
Không ngập nước
Bán ngập nước
Ngập nước thường xuyên
Không ngập nước
Bán ngập nước
Ngập nước thường xuyên
1 năm
155,5
167,3
187,2
105,3
117,2
138,5
2-3 năm
198,1
225,5
255,5
165,9
186,5
213,7
4-5 năm
267,0
300,8
325,3
214,4
237,0
278,4
> 5 năm
340,5
360,5
371,8
275,6
304,7
345,3
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007)
Đường kính thân cây:
Đường kính thân trung bình của cây Trinh nữ đầm lầy cũng tương tự như chiều cao thân cây, biến động theo tuổi cây, theo từng vùng và hệ sinh thái. Yếu tố ngập nước làm giảm đường kính thân cây. Cây Trinh nữ đầm lầy trong điều kiện bán ngập nước ở vùng lòng hồ thuộc các tỉnh phía Bắc, cây 1 năm tuổi có đường kính thân trung bình là 0,69cm, cây 2-3 năm tuổi có đường kính thân đạt 1,16 cm, cây 4-5 năm tuổi có đường kính thân là 1,70 cm và cây hơn 5 năm tuổi có đường kính thân khoảng 2,12 cm. Cây mai dương ở vườn quốc gia Tràm Chim, vườn quốc gia Cát Tiên hay lưu vực sông La Ngà thường có đường kính thân lớn hơn rõ rệt so với cây ở vùng lòng hồ thuộc các tỉnh phía Bắc. Trong điều kiện ngập nước, cây Trinh nữ đầm lầy có đường kính thân nhỏ hơn so với cây ở khu vực đất bán ngập nước hay không ngập nước (bảng 6). Trong môi trường ngập nước sự tăng trưởng về chiều cao thân cây là yếu tố thích nghi cần thiết để không bị ngập, hơn là so với yêu cầu tăng trưởng về đường kính thân cây để không bị đổ trong môi trường trên cạn.
Bảng 6. Đường kính thân cây Trinh nữ đầm lầy ở các chế độ ngập nước khác nhau trong một số vùng sinh thái của Việt Nam
Tuổi cây
Đường kính thân cây ở các hệ sinh thái:
Vùng lòng hồ phía Bắc
Vườn quốc gia Cát Tiên
Lưu vực sông La Ngà
Không ngập nước
Bán ngập nước
Ngập nước thường xuyên
Không ngập nước
Bán ngập nước
Ngập nước thường xuyên
Không ngập nước
Bán ngập nước
Ngập nước thường xuyên
1 năm
0,75
0,69
0,48
1,18
1,02
0,85
1,35
1,22
1,06
2-3 năm
1,32
1,16
0,86
2,03
1,98
1,57
2,45
2,30
2,03
4-5 năm
1,91
1,70
1,58
2,81
2,63
2,40
3,84
3,66
3,26
>5 năm
2,33
2,12
1,84
3,55
3,45
3,21
5,12
4,70
3,94
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007)
Số lượng và chiều dài các nhánh cây:
Cây Trinh nữ đầm lầy thường bắt đầu phân nhánh từ năm tuổi thứ hai . Khả năng phân nhánh của cây không có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng sinh thái, mà phụ thuộc vào mật độ quần thể, chế độ ngập nước. Ở nơi mật độ quần thể cao, cây ít phân nhánh và ngược lại. Tuỳ theo tuổi cây, số nhánh cấp 1 trong điều kiện không ngập nước (trung bình là 2,1-4,8 nhánh/cây) nhiều hơn rõ rệt so với ở điều kiện bán ngập nước (1,3-3,3 nhánh/cây) và ngập nước thường xuyên (1,0-1,5 nhánh/cây). Chiều dài trung bình của nhánh cấp 1 ở nơi ngập nước thường xuyên đạt ngắn nhất (trung bình là 70-150 cm), ở nơi không ngập nước, bán ngập nước dài hơn, tương ứng là 87-186 và 95-198 cm (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Đặc điểm sinh sản:
 Cây Trinh nữ đầm lầy một năm tuổi bắt đầu ra hoa, kết quả. Ở phía Bắc, cây có thể ra hoa và kết quả quanh năm, nhưng lượng hoa tập trung nhiều nhất vào tháng 2-7, quả chín tập trung vào tháng 8-9, trùng với mùa mưa lũ. Tại phía Nam, cây Trinh nữ đầm lầy có thể ra hoa kết quả quanh năm, nhưng cho quả nhiều nhất vào tháng 2, quả chín và rụng vào tháng 9-10. Hoa thường chỉ mọc ở nách lá kép thứ nhất đến lá kép thứ 5 tính từ ngọn xuống. Số chùm hoa và quả của các cây mọc ở nơi ngập nước không ít hơn so với cây mọc ở khu vực trên cạn. Mỗi nách lá có 2-3 chùm nụ hoa, nhưng chỉ có 1 chùm nở hoa kết quả (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003; Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007).
Trong một đợt nở hoa, ở khu vực các tỉnh phía Bắc, mỗi cành có 6-11 chùm nụ (trung bình là 8,4 chùm nụ). Mỗi cành chỉ có 1-3 chùm nụ nở hoa (trung bình là 1,8 chùm hoa). Mỗi bông hoa có khoảng 125 hoa đơn. Mỗi chùm hoa đậu được 2-14 quả (trung bình 8,6 quả). Mỗi quả trung bình có 14,3 hạt (6-18 hạt). Ở các tỉnh phía Nam, tuy có nền nhiệt cao hơn, nhưng sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh thực của cây Trinh nữ đầm lầy so với các tỉnh phía Bắc là không rõ rệt (bảng 7).
Bảng 7. Một số chỉ tiêu sinh thực của cây Trinh nữ đầm lầy ở các vùng sinh thái khác nhau
Chỉ tiêu
Ở phía Bắc
Ở phía Nam
Trung bình
Phạm vi biến động
Trung bình
Phạm vi biến động
Số chùm nụ hoa/cành
8,4
6-11
8,2
4-12
Số chùm hoa/cành
1,8
1-3
2,1
1-4
Số hoa đơn/bông hoa kép
125,0
105-130
119,5
108-139
Số quả/chùm
8,6
2-14
9,1
1-18
Số đốt hạt/quả
14,3
6-18
18,2
3-22
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007)
3.4. Biện pháp diệt trừ cây mai dương
Biện pháp thủ công cơ giới
Biện pháp chặt, đốt, chặt kết hợp đốt:
Trong các vùng sinh thái ở Việt Nam ,sau khi áp dụng biện pháp chặt, đốt, chặt kết hợp đốt được 2-4 tuần, ở hầu khắp các khu vực cây Trinh nữ đầm lầy đều mọc tái sinh, có chồi cao tới 1,0 m. Có gốc sau khi đốt, mọc 2-3 chồi mới. Sau hai tháng, mật độ chồi tái sinh ở các khu vực chặt, đốt, chặt kết hợp đốt đều đạt xấp xỉ mật độ cây trước khi xử lý và chiều cao của mầm tái sinh trung bình là 59,7-65,7 cm đạt xấp xỉ 1/3 chiều cao cây trước khi chặt, đốt (trung bình 190-220 cm). Sau khi chặt và đốt, các chồi mọc tái sinh phát triển nhanh hơn, chồi to và mập hơn so với cây mọc từ hạt (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003). Thí nghiệm thực hiện trong các năm 2005-2006 cho kết quả tương tự về hiệu lực của các biện pháp thủ công trong diệt trừ cây Trinh nữ đầm lầy (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Chi phí cho biện pháp chặt, đốt, chặt kết hợp đốt khá cao và rất biến động, phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầycũng như giá trị ngày công ở các địa phương. Chẵng hạn, tuỳ theo mức độ xâm lấn, với giá trị ngày công là 50.000đ/công, thì chi phí cho biện pháp chặt là 1.350.000-2.750.000 đ/ha; chi phí cho biện pháp chặt kết hợp đốt là 3.150.000- 4.950.000 đ/ha (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Biện pháp nhổ cây con:
Khi cây con của cây mọc được 20-25 ngày tiến hành nhổ bỏ. Sau nhổ cây con 15 ngày thì mật độ cây mới mọc lại đạt 40% mật độ cây so với trước khi nhổ. Mật độ cây mới mọc vào thời điểm 30 ngày sau nhổđạt xấp xỉ bằng mật độ cây trước khi nhổsau 45 ngày sau nhổ mật độ cây con đạt mức cao hơn mật độ cây trước nhổ . Biện pháp nhổ cây con khó thực hiện và chỉ đạt hiệu quả cao khi được tiến hành nhổ hai lần/vụ. Chi phí nhổ cây con biến động khá lớn giữa các vùng do sự chênh lệch giá trị ngày công và trung bình là 600.000-1.150.000đ/ha, nếu nhổ 2 lần/vụ là 1.200.000-2.300.000đ/ha  (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Trồng cây che phủ nơi đất trống
 Trên các khu đất nếu có thảm thực vật che phủ kín thì sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầybị hạn chế. Do vậy có thể lựa chọn lòai cây cỏ thích hợp trồng cây che phủ đất trống để phòng câyTrinh nữ đầm lầyxâm lấn . Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cỏ hoà thảo, sau đó là các loài cỏ cói lác rồi đến các loài cỏ lá rộng có khả năng cạnh tranh mạnh hạn chế sự lây lan của Trinh nữ đầmlầy ở nhưng khu vực đất trống hoang hóa . Cây lúa, lạc, khoai lang cũng là những cây trồng có khả năng cạnh tranh cao đối với câyTrinh nữ đầm lầyvà ở mộtmức độ cạnh tranh thấp hơn là cây ngô , cây mía. Gieo trồng sớm các cây trồng này kết hợp với biện pháp canh tác và phòng trừ cỏ dại bằng thuốc trừ cỏ sẽ cho hiệu quả diệt trừ triệt để cây Trinh nữ đầm lầy(Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007).
Biện pháp sinh học
Trong các năm 1995-1997, Viện Bảo vệ thực vật đã nhập nội 4 loài sinh vật thiên địch gồm mọt đục hạt Acanthoscelides quadridentatus, A. puniceus, sâu đục thân trinh nữ (Carmenta mimosae ) và nấm gây đốm lá Phlocospora mimosaepigrae là tác nhân phòng trừ sinh học đối với cây Trinh nữ đầm lầy. Các loài này đã được nhân nuôi cách ly trong phòng thí nghiệm để đánh giá mức độ chuyên hóa thức ăn của chúng. Kết quả cho thấy các loài thiên địch - tác nhân sinh học nhập nội này đều có tính chuyên hóa thức ăn cao đối với cây trinh nữ đầm lầy. Một số loài thiên địch này đã được sử dụng diệt trừ cây cây trinh nữ đầm lầy đạt hiệu quả tốt ở Australia (Marambe et al.,2004). Được phép của các cơ quan quản lý chức năng, loài sâu đục thân trinh nữ (C. mimosae ) đã được nhân thả thử nghiệm ở Sóc Sơn (Hà Nội), Đồng Mô (Hà Tây ),Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quế Võ (Bắc Ninh), La Ngà (Đồng Nai). Kết quả cho thấy ở các nơi thả sâu đục thân trinh nữ đều tham gia đục thâncây với tỷ lệ thân cây bị đục giao động từ 50% đến 80%. Với kết quả đó có thể khẳng định rằng sâu đục thân trinh nữ nhập nộiđã tạo lập quần thể mới ở nơi được thả (Nguyễn Văn Cảm và nnk.,1996, 1999). Tuy vậy, do không diệt trừ triệt để được cây cây trinh nữ đầm lầy nên thí nghiệm đã không dược tiếp tục.
Biện pháp hóa học
Thuốc trừ cỏ hóa học đã được sử dụng trong công tác diệt trừ câycây trinh nữ đầm lầy và đã đem lại một số hiệu quả nhất định.Thuốc Roundup 480SC (Glyphosate) dùng ở liều lượng 1.440-2.880 g ai/ha có hiệu lực khác nhau đối với từng nhóm tuổi cây mai dương. Sau phun 15 ngày, hiệu lực của thuốc rất thấp, chủ yếu chỉ diệt được một số cây nhỏ, mới mọc. Sau phun 30 ngày, hiệu lực của thuốc bắt đầu tăng lên. Sau phun 2 và 3 tháng, hiệu lực của thuốc đối với cây 1 năm tuổi đạt khá cao, tương ứng là 59,7-95,3 và 66,7-95,3%. Đối với cây 2 năm tuổi, hiệu lực sau hai tháng (31,2-60,8%) và 3 tháng (46,7-86,9%) thường đạt thấp hơn so với hiệu lực đối với cây 1 năm tuổi (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003). Năm 2005, thí nghiệm ở nhiều nơi (VQGTràm Chim, Cát Tiên, lưu vực sông La Ngà, Hòa Bình, Yên Bái) cũng cho kết quả tương tự (Nguyễn Hồng Sơn và nnk., 2007).
Hoạt chất Metsulfuron Methyl ở 3 liều lượng :12, 18, và 24 g ai/ha (tương ứng gấp 2,0; 3,0 và 4,0 lần lượng dùng trong sản xuất) có thể gây rụng lá và làm đình trệ sinh trưởng của cây mai dương, khả năng diệt toàn bộ cây rất thấp. Đối với cây 2-3 năm tuổi, thuốc này hoàn toàn không có khả năng diệt toàn cây mà chỉ làm chết cành cấp 1, cấp 2. Đối với cây 1 năm tuổi, thuốc có thể gây chết cả cây, nhưng hiệu lực rất thấp kể cả khi dùng ở lượng cao nhất (24 g ai/ha): sau xử lý 1-2 tháng và 3 tháng hiệu lực chỉ đạt tương ứng 13,7% và 15,3% (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003).
Thuốc Glyphosate (liều lượng 2160 g ai/ha) dùng bơm nén áp với lượng nước phun là 600-800 lít/ha cho hiệu lực là 84-85,4% và hiệu lực này giảm thấp hơn khi lượng nước phun là 400 lít/ha. Bơm thể tích cực nhỏ (ULVA) với lượng nước phun là 5lít/ha cho hiệu quả rất thấp, với lượng nước phun là 10-15 lít/ha cho hiệu lực tương đương như dùng bơm nén áp với lượng nước 600lít/ha (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003).
Chi phí của biện pháp hóa học khi dùng bơm nén áp (tùy loại thuốc, liều lượng dùng, phương pháp phun rải) giao động trong khoảng 495.000-815.000đ/ha. So với biện pháp chặt, chi phí biện pháp hóa học giảm được 1.525.000-1.205.000đ/ha; so với biện pháp đốt giảm được 4.475.000-4.205.000đ/ha; so với biện pháp chặt kết hợp đốt giảm được 5.605.000-5.285.000đ/ha (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003). Kết quả nghiên cứu gần đây cũng khẳng định chi phí của biện pháp hoá học thấp hơn rất nhiều so với biện pháp thủ công (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
Kết hợp biện pháp thủ công với sử dụng thuốc hoá học
Thuốc Roundup 480SC (liều lượng 2160 g ai/ha) phun vào thời điểm 20 ngày sau chặt, có thể diệt được 100% số mầm vào ngày thứ 10-15 sau phun. Khi mầm tái sinh nhỏ, thuốc này không có khả năng lưu dẫn để diệt phần gốc cây. Do đó, 30 ngày sau hầu hết các gốc đều có mầm mọc tái sinh. Tỷ lệ mầm chết ở thời điểm 60 ngày sau phun chỉ đạt 12,7%. Phun vào thời điểm 35 ngày sau chặt, thuốc Roundup 480SC cho hiệu lực cao, đạt 50,5 và 85,7% sau phun 30 và 60 ngày (tương ứng). Khi phun vào thời điểm 60 ngày sau chặt, hiệu lực của thuốc Roundup 480SC đạt rất cao, ở ngày thứ 7 sau phun hiệu lực đã đạt 42,1% và sau 60 ngày đạt tới 96,9% (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003). Thí nghiệm năm 2005 với liều lượng 1440 và 2160 g ai/ha ở VQGTràm Chim, Cát Tiên, lưu vực sông La Ngà, vùng hồ Hòa Bình và Thác Bà, Yên Bái cũng cho kết quả tương tự (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007). 
Phun vào thời điểm 20 ngày sau chặt, thuốc Ally 20DF (liều lượng 18 và 24 g ai/ha) đều cho hiệu quả khá cao và kéo dài. Sau phun 30 và 60 ngày, hiệu quả của thuốc này đạt tương ứng 80,9 - 87,5 và 98,9 - 99,2%. Thuốc lưu dẫn chậm xuống phía gốc, diệt cả phần gốc làm cho gốc cây bị khô . Khi phun vào thời điểm 60 ngày sau chặt, hiệu lực của thuốc Ally 20DF lại bị giảm rõ rệt so với hiệu lực khi phun vào thời điểm 20 ngày sau chặt và cao nhất chỉ đạt 34,1% ở ngày thứ 60 sau phun (Phạm Văn Lầm và nnk, 2003). Thí nghiệm năm 2005 ở VQG Tràm Chim, Cát Tiên, lưu vực sông La Ngà, vùng hồ Hòa Bình và thác Bà, Yên Bái cũng cho kết quả tốt (Nguyễn Hồng Sơn và nnk, 2007).
 
IV. KHÓ KHĂN TRONG PHÒNG CHỐNG CÂY TRINH NỮ ĐẦM LẦY
Cây Trinh nữ đầm lầy là một loài thực vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm, rất khó diệt trừ do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Cây Trinh nữ đầm lầy có khả năng sinh trưởng nhanh và mọc tái sinh mạnh sau khi bị chặt hoặc đốt. Khả năng sinh sản của cây Trinh nữ đầm lầy rất lớn. Quả có vỏ cứng dày tạo điều kiện cho hạt có khả năng nảy mầm tồn tại lâu dài.
Sự phát tán của hạt bằng các phương thức không thể kiểm soát như trôi nổi theo dòng sông, dòng nước lũ, bám dính vào quần áo của người, vào lông của các dộng vật, vùi lẫn vào cát ở bờ sông và từ đó được vận chuyển đến nhiều vùng khác nhau khi khai thác cát cho các công trình . Cây Trinh nữ đầm lầy là thực vật rộng sinh cảnh, có tính dẻo sinh thái cao, chống chịu được trong điều kiện ngập nước và điều kiện khô hạn.
Không thể tiến hành trừ diệt triệt để đối với những cây Trinh nữ đầm lầy mọc đơn dộc cách ly hoặc xen lẫn với thảm thực vật khác rậm rạp ven bờ sông, bờ hồ. Các cây này vẫn ra hoa kết quả, cung cấp một nguồn hạt không nhỏ và tự phát tán đi khắp mọi nơi khác.
Đến nay chưa có một hệ thống canh tác nào trên đất nông nghiệp trong đó có các giải pháp làm đất cho phép trừ diệt được cây Trinh nữ đầm lầy. Tại những vùng đất sinh lời thấp, nông dân tiến hành các biện pháp trừ diệt cây Trinh nữ đầm lầy trên đất sở hữu của họ không triệt để, do đó hiệu quả phòng trừ không cao và không thể góp phần hạn chế sự lây lan của loài thực vật ngoại lai xâm lấn này. Cây Trinh nữ đầm lầy mọc ở dọc ven đường giao thông, ven sông, ven kênh mương nước là nguồn gieo giống bất tận,... không được quan tâm áp các biện pháp trừ diệt.
 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Cây Trinh nữ đầm lầylà một trong só 100 loài thực vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm nhất của thế giới. Sự xâm lấn của Trinh nữ đầm lầy đang ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam, trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với các hệ sinh thái, môi trường, đa dạng sinh học, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầylàm thay đổi cấu trúc thành phầ loài thảm thực vật bản địa, là một trong các nguyên nhân làm giảm số lượng Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim và các loài chim nước ở Bầu Chim (Cát Tiên). Sự xâm lấn của cây Trinh nữ đầm lầyđã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng và thuỷ sản, gây nhiễu loạn dòng chảy môi trường, cản trở giao thông, cản trở du lịch sinh thái.
Cây Trinh nữ đầm lầy có một số đặc điểm sinh học, sinh thái học thích ứng và thuận lợi cho sự phát tán nhanh, là loài rộng sinh thái, có khả năng tồn tại, phát triển thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau, có khả năng cạnh tranh mạnh và gia tăng tốc độ xâm lấn. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan của cây trinh nữ đầm lầy, gây nên nhiều thiệt hại kinh tế .
Các biện pháp diệt trừ cây trinh nữ đầm lầy chưa đem lại hiệu quả mong muốn, như biện pháp thủ công cơ giới đều không cho hiệu quả phòng trừ lâu dài nhưng chi phí cao, đôi khi lại kích thích cây sống sót mọc tái sinh mạnh hơn. Biện pháp sinh học chưa được ứng dụng rộng. Biện pháp hóa học khó áp dụng.
Kiến nghị
Để hạn chế tác hại nhiều mặt của cây trinh nữ đầm lầy cần xây dựng và thực hiện một Dự án nghiên cứu toàn diện, đầu tư kinh phí đầy đủ cho công tác diệt trừ, phòng chống theo nguyên lý định hướng cùng tồn tại và có lợi cho con người, môi trường.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1.      Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm, Hoàng Công Điền và nnk, 1996. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học cây trinh nữ thân gỗ (năm 1995). Tuyển tập công trình nghiên cứu biện pháp sinhhọc phòng trừ dịch hại cây trồng (1990-1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 85-94.
2.      Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm, Hoàng Công và nnk., 1999. Sử dụng sâu đục thân cây trinh nữ để phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ. Tạp chí Bảo vệ thực vật, 4: 18-23.
3.      IUCN, 2003. Sinh vật ngoại lai xâm lấn.Hà Nội
4.      Phạm Văn Lầm, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đúng, Phạm Hữu Khánh, 2003. Bước đầu đánh giá mức độ xâm lấn và nghiên cứu giải pháp trước mắt để phòng chống cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) tạiVườn Quốc gia Tràm Chim và Cát Tiên. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn, Hà Nội 7-8/10/2003, 82-92 tr.
5.      Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Mùi, Phạm Hữu Khánh và nnk, 2007. Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, 87 tr.
6.      Nguyễn Thị Lan Thi, Trần Triết, Ashley M. và nnk., 2003. Xác định các phương pháp thích hợp quản lý cây mai dương (Mimosa pigra L.) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn, Hà Nội 7-8/10/2003, 93-99 tr.
7.      Trần Triết, Lê Công Kiệt, Nguyễn Thị Lan Thi và nnk., 2003. Sự xâm lấn của cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) ở đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn, Hà Nội 7-8/10/2003, 65-74 tr.
8.      Vườn Quốc gia Cát Tiên, 2003. Hiện trạng và các biện pháp phòng trừ cây mai dương ở Vườn QG Cát Tiên, Tài liệu Hội thảo về cây TNTG tại Vườn QG TràmChim ngày 23-24/6/2003, 4 tr.
9.      Vườn Quốc gia Tràm Chim, 2003a. Báo cáo tình hình xâm nhiễm cây mai dương (Mimosa pigra) ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Báo cáo tại Hội thảo khoa học về cây mai dương tổ chức tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày 23-24 tháng 6 năm 2003, 6 tr.
10. Vườn Quốc gia Tràm Chim, 2003b. Tác động của cây mai dương đến hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim, Báo cáo tại Hội thảo khoa học về cây mai dương tổ chức tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày 23-24 tháng 6 năm 2003, 5 tr.
11. Burkart A., 1948. La especies de Mimosa de la flora Argentina, 13. Mimosa pigra L. Darwiniana 8(1), 88-94.
12. Chopping C., 2004. Mimosa pigra at Peter Faus Dam Proserpine, Queensland, Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 102-105.
13. Flanagan G., M. Julien, 2004. Biological control of Mimosa pigra and its role in 21 st century mimosa management. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 164-167.
14. Forno I.W., 1992. Biological control of Mimosa pigra: research undertaken and prospects for effective control. A guide to the Management of Mimosa pigra (Harley ed.), CSIRO, Canberra, 38-42.
15. Forno W., I. Miller, B. Napompeth et al., 1990. Management of Mimosa pigra in South-East Asia and Australia. Abstracts, 3rdInter.Conf. on Plant Prot. in Tropics, March 20-23, Malaysia, 40.
16. Heard T.A., 2004. The taxonomy of Mimosa pigra L. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 10.
17. Hennecke B.R., 2004. The prospect of biological control of Mimosa pigra with fungal pathogens in Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 117-121.
18. Julien M.H., 1992. Biological control of weeds, 3rd Edition, 186 pp.
19. Lonsdale W.M., 1988. Interpreting seed survivorship curves. Oikos 52, 361-364.
20. Lonsdale W.M., 1992. The biology of Mimosa pigra. A guide to the Management of Mimosa pigra (Harley ed.), CSIRO, Canberra, 8-32.
21. Lonsdale W.M., 1993. Rates of spread of an invading species Mimosa pigra in Northern Australia. Jour. of Ecology 81, 513-521.
22. Lonsdate W.M., D.G. Abrecht, 1989. Seedling mortality in Mimosa pigra, an invasive tropical shrub. Jour. of Ecology 77, 371-385.
23. Lonsdale W.M., K.L.S. Harley, J.D. Gillett, 1988. Seed bank dynamics of Mimosa pigra, an invasive tropical shrub. Jour. of Applied Ecology 25, 963-976.
24. Lonsdale W.M., K.L.S. Harley, I.L. Miller,  1985. The biology of Mimosa pigra. Proceed. of the 10th Asian-Pacific Weed Science Society Conf., Chiang Mai Thailand, 484-490. 
25. Marambe B., L. Amarasinghe, K. Silva et al., 2004. Distribution, biology and management of Mimosa pigra in Sri Lanka. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 85-90.
26. Miller I.L., 1983. The distribution and threat of Mimosa pigra in Australia. Proceed. of an Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 38-50.
27. Miller I.L., 2004. Preventation and early intervention in the management of Mimosa pigra. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 80-84.
28. Miller I.L., W.M. Lonsdale, 1987. Early records of Mimosa pigra in the Northern Territory. Plant Protection Quarterly 2, 140-142.
29. Miller I.L., L. Nemestothy, S.E. Pickering, 1981. Mimosa pigra in the Northern Territory. Primary Industry and Fisheries, Technical Bulletin 51, 22 pp.
30. Miller I.L., S.E. Pickering, 1983. Strategies for the control of Mimosa pigra in Australia. Proceed. of an Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 85-94.
31. Napompeth B., 1983. Background threat and distribution of Mimosa pigra in Thailand. Proceed. of the Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 15-26.
32. Robert G.L., 1982. Economic returns to investment in control of Mimosa pigra in Thailand. Document No 42-A-82, Inter. Plant Prot. Center, Corvallis.
33. Samouth C., 2004. Mimosa pigra infestation and the current threat to wetlands and floodplains in Cambodia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 29-32.
34. Searle T., 2004. Mimosa management a case study - Melaleuca Station. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 154-157.
35. Siriworakul M., G.C. Schultz, 1992. Physical and mechanical control of Mimosa pigra. A guide to the management of Mimosa pigra (Harley ed.), CSIRO, Canberra, 102-103.
36. Thamasara S., 1983.  Mimosa pigra L. Proceed. of the Asian-Pacific Weed Science Society, Chiang Mai, 7-12.
37. Walden D., Rick van Dam, M. Finlayson et al., 2004. A risk assessment of the tropical wetland weed Mimosa pigra in northern Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 11-21.
38. Wingrave S., 2004. Herbicides and their application for the control of mimosa in the Northern Territory, Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 96-101.
39. Wanichanantakul P., S. Chinawong, 1979. Some aspects of the biology of Mimosa pigra in northern Thailand. Proceed. of the 7th Asian-Pacific Weed Science Society Conf., Sydney, Nov.26-30, 1979. 381-383.
 
GIANT SENSITIVE PLANT, Mimosa pigra L., AN NOXIOUS ENVIRONMENT WEED, MEASURES FOR ITS CONTROL
(Summary)
 
                                                                   Pham Van Lam, Pham Binh Quyen
Giant sensitive plant, Mimosa pigra L., is native to tropical America and has invaded many countries in Asia and Australia. Nowdays, it has become increasing problem in these countries. The weed had a phenomenal rate of spread. For example, after a year the infested area is increasing double.
The giant sensitive plant was introduced to Vietnam long time ago. Recent surveys have shown that the weed infests many locations in Vietnam. It has invaded seasonally inundated lands, river and lake banks, roadsides, agricaltural areas, some national parks. The infested area is increasing, especially in the Tram Chim and Cat Tien National Parks, river and lake banks.
This paper presents an overview of giant sensitive plant. The status of invasion and economic significance of Mimosa pigra in some tropical Southeast Asia, Northen Territory of Australia and Vietnam was given. Authors provide some information on the main biological, ecological characters of Mimosa pigra and methods for it control. Such methods as fire and cutting are difficult to conduct, especially in area with high density of mimosa. The cost of such control was dearer than chemical control. The some herbicides as Glyphosate andMetsulfuron methyl give good efficacy for controlling mimosa.
This paper also discusses some difficulties in management of giant sensitive plant, Mimosa pigra.
 
 
 


[1]Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT)
[2]CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội  

Lượt xem: 9377

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE