quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Cây thung khổng lồ

Thứ Năm, 06/02/2025 | 09:53:00 AM

Ngày 30/01/2025, trang mạng của VACNE đăng bài “Cây Tung cổ thụ, 20 người mới ôm hết vòng thân, được mệnh danh là 'Thằn lằn sấm', một cây khổng lồ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 170km về phía Bắc”.

 Ngày 30/01/2025, trang mạng của VACNE đăng bài “Cây Tung cổ thụ, 20 người mới ôm hết vòng thân, được mệnh danh là 'Thằn lằn sấm', một cây khổng lồ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 170km về phía Bắc”. 
(
https://www.vacne.org.vn/viet-nam-co-cay-khong-lo-tuoi-doi-hon-400-nam-20-nguoi-moi-om-het-vong-than-duoc-menh-danh-la-than-lan-sam/222505.html)

Cây nói trên không phải là cây Tung (tên khoa học là Hernandia nymphaeifolia, họ Hernandiaceae), mà là cây ‘Thung’ (Tetrameles nudiflora R. Br., họ Đăng -Datiscaceae). Hai loài này hoàn toàn khác nhau. Để tránh nhầm lẫn, xin được trích đăng lại một phần bài cây ‘Thung’ của người viết bài này đã đăng trong tạp chí ‘Thuốc và Sức khỏe’, số 465, tr. 11, năm 2012.

Tetrameles nudiflora (1)Ở nước ta, cây Thung (còn có tên là Búng, Đăng) thường mọc hoang trong các rừng thưa dọc bờ suối ở vùng trung du từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình... cho đến các rừng nửa rụng lá ở Kon Tum, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đồng Nai (Định Quán) và Bình Phước (Vườn quốc gia Cát Tiên). Loài này cũng còn phân bố ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, tới Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia.


Hình 1: Tác giả đứng cạnh gốc và một phần rễ cây Thung trong khu đền Ta Prohm, Campuchia. (nguồn: T.C. Khánh)


Đây là cây gỗ cao to như nhiều cây gỗ khác, nhưng có bộ rễ đặc biệt. Ai đã nhìn thấy cây Thung cổ thụ hơn 400 năm tuổi ở khu đền
Ta Prohm nổi tiếng (trong quần thể Angkor, tỉnh  Siem Reap, Campuchia), đã được UNESCO xếp vào danh sách Di sản thế giới năm 1992, và ghi vào Danh mục Đỏ của IUCN năm 2006, thì thấy  bộ rễ khổng lồ của cây này rất to lớn và có sức mạnh ghê gớm, chỗ thì thấy bộ rễ như “nuốt gọn” cả một ngọn tháp, chỗ thì thấy bộ rễ như giữ cho tòa tháp không đổ, hoặc có chỗ lại thấy rễ của nó mọc bò trên mái ngôi đền hay xuyên phá, đẩy sập các bức tường cản đường đi của nó.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/28/17/20120828173037_recay1.jpgCây Thung thường cao khoảng 20-25m, có thể đến 40-45m, đường kính thân 80-130cm. Có bạnh vè gốc to, cao tới 5-7m. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám nhạt, gỗ mềm, màu trắng hoặc vàng nâu, không mùi vị. Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình tim, mép lá có răng ngắn, lá mọc cùng với thời gian cây ra hoa, nhưng rụng sớm. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực là một chuỳ hình tháp, dài 5-7cm; cụm hoa cái hợp thành bông, dài 18-20cm, mang nhiều hoa không cuống, to hơn hoa đực. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt, kích thước khoảng 1mm. Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 5-7.


Hình 2: Bộ rễ khổng lồ của cây Thung với hình thù kỳ dị. (nguồn: Internet)

Theo tài liệu, vỏ cây Thung (dùng tươi hay khô) có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, thanh huyết và thông mật. Ở Campuchia, người ta thường phối hợp vỏ Thung với các vị thuốc khác chữa bệnh gan, phù thũng, vàng da và thấp khớp. Phối hợp  untitled-1730793395523-17307933966341571756237.jpgvới vỏ cây Me sắc uống vào buổi sáng có tác dụng bổ. Cây non sắc uống chữa co giật (sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1/3 để uống trong ngày). Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ Thung làm thuốc trị thấp khớp, phù thũng, cổ trướng và hoàng đản.

Gỗ Thung mềm, nhẹ, không phân biệt được dác và lõi, có thể dùng làm diêm, gỗ dán, hoặc đồ gỗ thông thường.




Hình 3: Bạnh vè gốc cây Thung ở VQG Cát Tiên (nguồn: VACNE)

Cây Thung dễ trồng bằng hạt hay giâm cành. Do cây có dáng đẹp và bộ rễ chắc khỏe nên được trồng ven đường lấy bóng mát, hoặc làm cảnh ở công viên. Các nhà khoa học cũng nên nghiên cứu hoạt chất, tác dụng sinh học và kiểm chứng lại các tác dụng làm thuốc của cây này.

              TSKH. Trần Công Khánh

Lượt xem: 30

Các tin khác

Miền Bắc sắp rét dưới 2°C, khả năng có mưa tuyết

(05/02/2025 02:01:PM)

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải cập nhật quy định, ý tưởng quản lý mới

(05/02/2025 08:37:AM)

Thách thức trong bảo tồn hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

(04/02/2025 07:27:AM)

Khánh Hòa: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

(02/02/2025 08:22:AM)

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE