quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây lộc vừng tổ ở thôn Siêu Quần

Thứ Bảy, 31/12/2011 | 08:36:00 AM

Cây lộc vừng tổ ở thôn Siêu Quần, xã Phong Bình huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế được trồng từ thời vua Trần Anh Tông ( khoảng năm 1306) khi lập làng.

 
 
Nguyễn Đình Hòe - VACNE
Theo các cụ già ở thôn Siêu Quần, xã Phong Bình huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, cây lộc vừng tổ trên đất chùa làng Siêu Quần được trồng từ thời vua Trần Anh Tông ( khoảng năm 1306) khi lập làng. Sau đó trong thời gian từ năm 1400 -1500 các cụ bắt đầu trồng thêm lộc vừng trong làng. Cây duối trong khuôn viên ngôi đình làng cũng đã gần 400 tuổi (*). Anh Tông Trần Thuyên là con trai của vua Trần Nhân Tông. Năm 1293, sau khi cuộc chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông chấm dứt,vua Nhân Tông rút về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi vua cho Trần Thuyên.



Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông khi đó đã là Trúc Lâm Phật Hoàng tu hành tại núi Yên Tử nhận lời mời của vua Chăm, du ngoạn vào Vương quốc Chăm Pa, được vua Chăm  là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chăm Pa gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, Chế Mân cung tiến hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) – vùng đất từ Nam đèo Ngang, Quảng Bình đến phía bắc Thừa Thiên – Huế ngày nay làm sính lễ .
Năm 1306  Vua Trần Anh Tông theo lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông, tổ chức lễ cưới, gả Huyền Trân (em ruột nhà vua) cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Ngay khi đó cư dân Việt đã di cư vào lập làng tại đất mới do vua Chăm dâng làm sính lễ. Làng Siêu Quần khi xưa thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, vốn là điểm cuối của vùng đất mà vua Chăm dâng Đại Việt, được lập ra vào năm 1306 và những bậc Tiền hiền của làng đã trồng cây lộc vừng tổ trên đất chùa của làng. Cây lộc vừng này đến nay vẫn xanh tươi, vẫn trổ bông. Cũng theo các cụ già làng Siêu Quần, sau này (vào thời Tây Sơn khoảng năm 1776 và sau đó) quan Hầu tước Phụng chính Trần Văn Kỷ thấy cây lộc vừng thích hợp với vùng nửa đất nửa nước lại hay bị bão này nên đã  kêu gọi dân làng nhân giống trồng quanh làng để chống gió bão (*).
Hiện thôn siêu Quần đang lập hồ sơ gửi VACNE đề nghị vinh danh cây lộc vừng tổ này và một số cổ thụ khác của làng là cây Di sản Việt nam
Chú thích
(*) Nguyễn Đình Hòe. Vị Hầu tước Phụng chính nhà Tây Sơn và quần thể lộc vừng cổ thụ ở thôn Siêu Quần, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. http://vacne.org.vn/default.aspx?newsid=7569
 
 
 

Lượt xem: 3031

Các tin khác

Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam tại Tân Trào

(24/02/2025 11:51:PM)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/02/2025 07:31:AM)

Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/02/2025 06:19:PM)

Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 10:31:PM)

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(16/02/2025 09:57:PM)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân

(16/02/2025 09:56:AM)

Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

(05/02/2025 03:50:PM)

Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 11:29:AM)

Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ

(05/02/2025 08:25:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE