quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây Dã hương ngàn tuổi thứ hai của thế giới

Thứ Hai, 13/12/2010 | 01:04:00 PM

Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp, đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương”, nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước.

 

Người dân thôn Giữa đều gọi cây là cụ. Các cụ già trong thôn kể lại rằng: từ lâu lắm, từ các đời cụ trước kể lại, cây đã to và đẹp lắm rồi. Thậm chí, trong ngọc phả của thôn còn có ghi giấy trắng mực đen rằng, Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp, đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương”, nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước. Sau này, đã có rất nhiều đoàn khoa học đến để nghiên cứu và đo tuổi của cụ cây, nhưng họ vẫn chưa tìm ra độ tuổi chính xác. Ấy là cây đã có từ lâu lắm.

 
Nhắc đến những hình ảnh gắn bó với mảnh đất Bắc Giang, ắt hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tán lá xanh um của cây dã hương nghìn năm tuổi ở xã Tiên Lục huyện Lạng Giang.

Đã bao thế hệ người dân thôn Giữa ( có tài liệu ghi là Giã là sai ) trưởng thành dưới bóng mát của cây, đã bao nhiêu câu chuyện được kể mỗi buổi nghỉ đồng cùng nhau râm ran dưới gốc cây nhưng không ai rõ cây có đó từ bao giờ.

Сa dao Việt Nam có nhiều câu nhắc đến hình ảnh cây đa, giếng nước, là những điều giản dị gắn bó với đời sống thường nhật của người dân. Cây dã hương ở thôn Giữa cũng gắn bó với người dân trong thôn giống như cây đa ở bao làng quê khác vậy. Bây giờ thì khó chứ như trước khi cây được công nhận là di tích cần được bảo vệ thì ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đậm chất quê, gắn liền với cây. Ấy là những buổi trưa nắng gắt, người đi làm lại tụ tập lại dưới tán lá xanh um, mát rượi để nghỉ ngơi. Đàn ông thì nghi ngút khói thuốc lào với ấm chè xanh, phụ nữ thì râm ran trò chuyện.Ấy là những bóng trẻ con nô đùa dưới gốc cây, xa một chút là đàn trâu bò đang gặm cỏ. Lắm đứa nghịch ngợm còn trèo tít lên cây để hái lan, bắt sáo...Ấy là những đêm trăng sáng, các cụ già trong thôn ngắm trăng suông mà hít hà cái hương thơm của hoa cây dã chẳng khác gì mùi thơm của hoa Dạ Lan.


Cây trong kí ức người dân ở đây là những hình ảnh thiêng liêng mà rất đỗi giản dị như thế
 

Trong lịch sử, đã có lần tưởng chừng như cây sẽ không còn tồn tại được đến ngày nay.

Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, ngôi đình nằm kề sát ngay cây là một kho súng đạn. Sau này hòa bình, kho súng đạn này được dọn đi, nhưng còn để lại rất nhiều tấm giẻ có thấm dầu mỡ. Trẻ con trong thôn hay đem những tấm giẻ ấy ra gốc cây đốt để sưởi ấm. Năm 1980 ( có tư liệu ghi là 1982 )trẻ em trong thôn tụ tập đốt lửa sưởi dưới gốc cây, Dã Hương là một cây có dầu thơm dễ cháy, nên không may bị bén lửa cháy gốc. Cũng may được cán bộ và nhân dân địa phương phát hiện dập tắt đám cháy kịp thời cứu sống, chăm sóc trả lại màu xanh nguyên thuỷ cho cây.

Năm 1989, bộ Văn Hóa - Thông Tin ( nay là bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch ) đã xếp cây nằm trong cụm di tích quốc gia ( gồm cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả ).

Cây Dã Hương ở xã Tiên Lục hiện nay được xác định là một trong những cây Dã Hương cổ thụ nhất thế giới, đứng thứ 2 sau một cây khác ở Ấn Độ.

Sau khi được công nhận là di tích cần được gìn giữ và bảo tồn, người dân trong vùng càng ra sức chăm nom và bảo vệ cây. Hiện nay, cây đã được chăm sóc và bảo vệ "chuyên nghiệp" hơn, nhiều đoàn khách du lịch và các đoàn nghiên cứu đã về đây để thăm cây và tham quan khu di tích.

Vài thông tin bổ sung:
  - Cây dã hương nằm trong khu di tích thuộc thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
- Là cây lớn thứ hai trên thế giới, vòng tròn gốc đo được là 12,5m chiều cao của cây là 36m, lớp vỏ cây dày trung bình 15cm.
- Cây thuộc chi Cinamomum camphora. Là loại cây quý, có thể sống hàng nghìn năm.Hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Các bộ phận của thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây có chứa chất Safrol, thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.
- Được Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) có sắc phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước).
- Được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larouse của Pháp và giới thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille năm 1932.
- Được Trường Viễn Đông Bắc Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp vào loại cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam. 
 

 

(Nguồn: Vannientung.com)

Lượt xem: 3540

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE