quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây đa gần 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận cây Di sản Việt Nam

Thứ Sáu, 25/09/2020 | 03:39:00 PM

(TTXVN) Sáng 25/9, tại đình làng Mỹ Nhơn, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường đã trao quyết định công nhận cây đa đình làng Mỹ Nhơn là cây di sản Việt Nam cho Ban Khánh tiết đình làng Mỹ Nhơn.

Cay da Ben tre.jpg

Cây đa đình làng Mỹ Nhơn được trồng ngay trước sân đình, bên trái chánh điện của ngôi đình vào năm 1848. Lịch sử của cây đa gắn liền với sự phát triển của cộng đồng cư dân làng Mỹ Nhơn.

Theo “Ba Tri đất và người” và lịch sử Đảng bộ xã Mỹ Nhơn, họ Trần (từ Quảng Nam, Quảng Ngãi di cư vào) là một trong những họ tộc đầu tiên đến khai phá vùng đất này, lập nên làng Mỹ Nhơn.

Đình Mỹ Nhơn là nơi thờ Cụ Trần Minh Phú - người rất kiên trung, thương dân đã đứng ra lập miếu thờ Cửu vị Thánh Nương để dân làng có nơi phụng bái, cầu nguyện có cuộc sống bình an, mùa màng tươi tốt.

Năm 1848, dân làng Mỹ Nhơn dựng lên ngôi đình trên nền ngôi miếu cũ và thỉnh bài vị Cụ Trần Minh Phú vào cúng tế và tôn vinh Cụ là “Thần hoàng bổn cảnh” và trồng lên một cây đa trước sân đình để dân làng vừa che mát, vừa làm nơi quần tụ vui chơi, ngâm vịnh, hò, vè... sau những ngày lao động vất vả.

Trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm, đình Mỹ Nhơn là trận địa đồng thời là nơi đứng chân của các lực lượng cách mạng. Đây là nơi tập hợp quần chúng đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột qua các phong trào chống thuế, chống lập khu trù mật, lập ấp chiến lược, chống bắt lính...

Từ năm 1848 đến nay, trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, mưa bom, bão đạn, đình làng Mỹ Nhơn bị tàn phá, nhân dân phải xây cất lại nhiều lần.

Riêng cây đa ngoài sự chịu đựng sự tàn phá của hai cuộc chiến còn bị ảnh hưởng bao trận cuồng phong dữ dội (đặc biệt là cơn bão số 9 vào tháng 12/2006) làm cây bị gãy ngọn, thân chính nhưng cây vẫn bốn mùa xanh tươi, tỏa bóng mát đến hôm nay. Tính đến nay, cây đa cổ thụ đình làng Mỹ Nhơn đã gần 200 tuổi.

Trước đó, Bến Tre đã có những cây cổ thụ quý được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam như cây Bạch Mai trên 300 tuổi tại đình Phú Tự, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre (được công nhận năm 2014); hai cây đa cổ thụ tại đình Phước Tuy, xã Phước Tuy, huyện Ba Tri (được công nhận vào năm 2015); hai cây dầu cổ thụ tại đình Hội Yên thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam (được công nhận vào cuối năm 2019)./.

Trần Thị Thu Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Lượt xem: 1840

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(28/03/2025 04:29:PM)

Thêm một cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(23/03/2025 06:48:PM)

Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam

(16/03/2025 11:53:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE