Ninh Bình là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ sông Hồng với ba vùng sinh thái: Vùng núi, đồng bằng và vùng ven biển; liên tiếp trải dài từ tây sang đông.
Hội Bảo vệ Môi trường và Sinh vật cảnh tỉnh Ninh Bình
Ở điểm cuối của vùng Duyên hải Bắc Bộ nên các loài thực vật cungc có thuộc vào bậc nhất Quốc gia và nổi tiếng trên thế giới. Một khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập sớm và là vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Danh mục thực vật Cúc Phương (8/1997) đã thống kê được 1983 loài thuộc 229 họ, 915 chi. Vì vậy có người bảo Ninh Bình là một Việt Nam thu nhỏ về mặt địa hình và tài nguyên động thực vật là mội cách nói hình tượng rất đàng vui và tự hào cho quê hương Cố đô Hoa Lư.
Trải qua ngàn năm, người Ninh Bình xưa đã biết yêu rừng, thương cây cỏ. Trải dài từ giáp ranh vùng đệm Cúc Phương đến miền biển Kim Sơn, từ cố đô Hoa Lư với những công trình kiến trúc văn hóa đặc sắc tới nhà thờ đá Phát Diệm,các đền thờ ở các thôn, xã, họ tộc, tới đâu cũng gặp các cây cổ thụ được trồng hoặc mọc tự nhiên có tuổi từ 100 năm trở lên.
Qua khảo sát bước đầu (không kể vườn quốc gia Cúc Phương) tỉnh Ninh Bình có khoảng trên dưới 600 cây cổ thụ. Song thực tế, ở một số nơi, một số cây cổ thụ đã già cỗi, sức sống kém, nếu không có sự can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hủy hoại làm tổn thất tài sản quý báu của quốc gia và địa phương. Nguyên nhân do sự cạn kiệt dinh dưỡng cùng sự tác hại của thiên nhiên như bão lụt, hạn hán làm cho một số cây nghiêng ngả, lốc gốc, yếu ớt. Mặt khác do ý thức của con người chưa thấy hết giá trị sinh thái của cây, giá trị nhân văn của sinh vật cảnh trong đời sống con người nên đã vô tình làm hủy hoại mà không thấy được đây là báu vật quốc gia cần được bảo vệ chăm sóc, giữ gìn lâu dài. Trong bài phát biểu của mình nhân kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói "Phải động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giữ gìn tôn tạo cảnh quan thiên nhiên để nơi nơi đều có cây cảnh đẹp, đời sống văn hóa tâm linh phong phú lành mạnh, đặc biệt những cây cổ thụ ở mọi miền đất nước là những báu vật phải được chăm sóc, quản lí, bảo vệ chặt chẽ như đánh số, xác định tên khoa học, tên địa phương, nguồn gốc xuất sứ, tuổi cây...để góp phần tôn tạo các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hóa của đất nước ta..."
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, xuất phát từ tình hình thực tiễn của Ninh Bình. UBND tỉnh đã đồng ý để Hội SVC Ninh Bình thực hiện đề án "Điều tra và đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình".
Đề án được thực hiện trong 2 năm :2006 -2007 và được đánh giá xuất sắc. Tổng số cây đươc xác định theo tiêu chí có 513 cây cổ thụ trong đó có 374 câydo tỉnh trực tiếp quản lí. Trong số 374 cây đã được điều tra xác định có 10 cây điển hình đã được định tuổi bằng phương pháp khoan lấy phôi, tính vòng năm để xác định tuổi do Phòng tài nguyên thực vật rừng Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Đó là những cổ thụ gắn với di tích và văn hóa tâm linh ở các nơi trong tỉnh. Xin được nêu những cây điển hình đó :
1 - Cây lộc vừng trên đại lộ Đinh Tiên Hoàng trước nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình cỏ 195 năm tuổi. Đây là một cây cao to đẹp hiếm thấy. Mỗi năm cho 2 mùa hoa quả vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11.Cây lộc vừng gắn liền với di tích văn hóa đã xếp hạng là đền Đồng Bến, thời vua Lê Đại Hành, người anh hùng dẹp Tống Bình Chiêm giành thắng lợi vang dội.
2 - Cây đa đền Phương Đình (Ninh Sơn,Thành phố Ninh Bình), thân hình nay không còn, Viện khoa học lâm nghiệp xác định 579 năm(sai số 30 năm)song phải thấy đây là cây đa rất to với bộ rễ phụ hàng chục chiếc mà các cụ xưa truyền lại là có từ thời Vua Đinh dẹp loạn 12 xứ quân. Đây là một cây Đa của rừng tự nhiên còn sót lại gắn liền với chiến tích chống thực dân Pháp, là nơi bảo vệ và hội họp của các chiến sĩ quân báo, du kích, hồi chống thực dân Pháp trong 9 năm kháng chiến trường kì 1945 - 1954.
3 - Cây đa chùa Phi Đế (Thôn Miễu 2, xã Khánh An, Yên Khánh)145 năm tuổi, là một cây đa rất đẹp, bề thế bên ngôi chùa cổ kính, biểu tượng của làng, xã đã từng chứng kiến nhiều sự kiện văn hóa chính trị diễn ra dưới gốc đa làng. Là nơi neo đậu nỗi nhớ của bao thế hệ người đi xa luôn nhớ và tìm về quê cha đất tổ.
4 - Cây đa đền Dâu đích thực là một cây đa tự nhiên của rừng được xếp loại đặc biệt quý hiếm cả về tuổi hình dáng và giá trị cảnh quan lịch sử. Cây đa có tuổi thọ 387 năm thuộc thị xã Tam Điệp, nơi đây mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789 quân sĩ Quang Trung lên đường tiến quân về Thăng Long tiêu diệt quân Thanh, bóng đa đã là "Mái nhà xanh" để quân sĩ nghỉ ngơi.
5 - Cây đa đình làng Lưu Phương huyện Kim Sơn 202 năm tuổi có thể còn ở tuổi cao hơn vì năm 1829 Nguyễn Công Trứ mới khẩn khoang lập làng xã là một dải đất khẩn khoang mới thành. Vì người khai hoang có thể trồng trên những vệt đất đắp cao để làm cây che nắng. Còn đình thì phải mấy chục năm sau có khi hằng trăm năm khi dân đông đúc mới xây dựng được.
6 - Cây bồ đề Tiên Nông_ cổng trường THPT Yên Mô B là một cây đẹp và gắn liền với miền quê có nhiều danh nhân văn hóa, người học hành đỗ đạt cao và làm quan trong nhiều thời đại. Có truyền thuyênts nói cây đa với bến Mo, nơi quân sĩ thời Quang Trung nghỉ ăn cơm tại gốc đa này. Cơm được gói bằng mo cau, ăn xong mo để lại tai đây, sau dân gọi là bến mo.
7 - Cụm Lim xanh thôn Bích Sơn_Gia Vân là dạng đạ thụ điển hình gồm 6 cây bên ngôi miếu làng, thờ thành Hoàng làng. Đây là cây cho gỗ tốt và cây phải có độ tuổi từ 200 năm trở lên mới cho gỗ tốt sử dụng. Do đó cây có thể sống và phát triển lâu hàng nghìn năm .
8 - Cây Thị động Thiên Tôn_thuộc xã Ninh Mỹ- Hoa Lư nay là thị trấn Thiên Tôn. Tuổi cây được xác định là 143 năm. Là một cây đã gắn liền với lịch sử thời Đinh Lê. Khi vua Đinh lên ngôi Động Thiên Tôn thờ Thần Trấn Vũ Thiên Tôn. Đến An Quốc là do vua Đinh Tiên Hoàng đổi tên và cho sửa chùa đền cây thị đứngtrong một khung cánh đền động nổi tiếng.
9 - Cây bàng, cây Thị chùa Hưng Long- phường Tân Thành - Thành Phố Ninh Bình- cây thị 502 năm tuổi,cây bàng 222 năm tuổi.Đây là một trong những cây đại cổ thụ, lại ở ngay thành phố Ninh Bìnhcangf làm nổi bật hướng xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp để trong tương lai trở thành Thành phố du lịch, văn minh, hiện đại.
Chúng ta thường mong ước và rèn luyện, giữ gìn để sống được trăm tuổi, còn các cây cổ thụ thường đã sống được hàng trăm năm, thậm trí hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của thời gian và môi trường sống đầy khắc nghiệt. Việc bảo tồn giữ gìn tôn tạo cây cổ thụ, một tài sản vô giá không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, cảnh quan,môi trường sinh thia mà phải trở thành tình cảm và trách nhiệm của mỗi chúng ta vì bảo vệ nuôi dưỡng cây cổ thụ sẽ làm tăng vẻ đẹp phong cảnh là những nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh đất nước, là tư liệu quy để nghiên cứu lịch sử tự nhiên, qua đó có thể tìm hiểu tình hình khí hậu, và những biến thiên khí hậu trong quá khứ. Cây cổ thụ còn có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu sinh lí cây thân gỗ qua từng năm của chúng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển, già cỗi và tử vong của chúng.
Từ ý nghĩa sâu xa đó, việc tổ chức điều tra bước đầu về cây cổ thụ Ninh Bình là rất cần thiết. Trong kết quả điều tra , vấn đề quan trọng là đánh giá được hiện trạng cần được xem xét đề xuất bảo vệ. Trong sô lượng hơn 500 cây đã xác định còn khoảng 15% hiện đang già cỗi phát triển kém;việc bảo vệ chăm sóc chưa được coi trọng,có một số cây bị nghiêng đổ,có nhưng cây bị dây leo bám chặt xâm lấn, có cây bị rỗng ruột, cây bị xây tường lấn chặt rễ và một số cây bị nấm đang bị bóc vỏ, bào mòn...
Để bảo vệ lâu dài những cây đã được xác định trên bản đồ sau khi UBND tỉnh ra quyết đinh công nhận là "Cây cổ thụ quý hiếm được xếp loại bảo tồn", xây dưng quy chế bảo tồn cây cổ thụ, các ngành, các cấp, các cơ sở cần tiến hành bảo vệ tôn tạo, trước mắt là những cây có nguy cơ xâm hại cần được xây bồn bao quanh gốc, tạo mặt thoáng, và bón phân chăm sóc, có biển ghi tên cây để bảo vệ, xây dựng quy ước trong nhân dân, không chặt cây, đẽo vỏ cây, trích một phần kinh phí địa phương để hỗ trợ cho việc chăm sóc bảo vêo cây.
Việc bảo tồn cây cổ thụ là việc làm mang ý nghĩa văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường sâu sắc.
Mỗi người cần nhận thức đầy đủ vấn đề này để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững, xây dựng Ninh Bình ngày càng dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ./.