quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Cao nguyên Lang Biang (Việt Nam) được công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển của thế giới

Thứ Hai, 15/06/2015 | 05:11:00 PM

(TITC) – Ngày 9/6/2015, Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Sinh quyển và Con người của UNESCO (MAB) đã công bố danh sách 20 khu Dự trữ Sinh quyển mới của thế giới, trong đó có Khu Dự trữ Sinh quyển Lang Biang (Việt Nam) qua đó nâng tổng số Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới lên 651 khu ở hơn 120 quốc gia và các khu vực xuyên quốc gia.

 



Sự phân hóa sinh vật trên núi Langbiang. Ảnh: wikimapia.org

 

Nối tiếp các khu dự trữ sinh quyển: Cù Lao Chàm, vườn quốc gia Cát Tiên, rừng ngập mặn Cần Giờ, Quần đảo Cát Bà, châu thổ sông Hồng, ven biển và biển đảo Kiên Giang, miền Tây Nghệ An, Mũi Cà Mau, cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

 

Khu Dự trữ Sinh quyển Lang Biang nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có diện tích 275.439 ha. Theo các chuyên gia, đa dạng sinh học trong khu vực này rất cao, trong đó có nhiều loài bị đe dọa. Vùng lõi sẽ tạo ra một hành lang đa dạng sinh học giúp duy trì tính toàn vẹn của 14 hệ sinh thái nhiệt đới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Nông, lâm, ngư nghiệp là những ngành nghề chính của cộng đồng địa phương. Hoa, cà phê và trà là những loài cây trồng quan trọng đem lại doanh thu lớn cho người dân nơi đây.

 

Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 154 loài có tên trong Danh lục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng đã xác định đây là khu vực ưu tiên bảo tồn số một trong Chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn của Việt Nam.

 

Việc UNESCO công nhận cao nguyên Lang Biang sẽ giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa của Tây Nguyên và TP. Đà Lạt, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo tồn văn hóa cũng như thu hút các chương trình hợp tác quốc tế cho vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.

 

Phạm Thanh

(TITC)

Lượt xem: 1877

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE