quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Cần gì để phát triển du lịch sinh thái bền vững?

Thứ Năm, 19/09/2019 | 10:29:00 AM

Du lịch sinh thái, tâm linh là một xu thế của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây. Loại hình du lịch này dựa nhiều vào thiên nhiên nên để phát triển bền vững, cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

 


Du lịch sinh thái – hướng đến du lịch xanh

Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều địa phương, doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào các dự án du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, tâm linh.

Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam xác định du lịch sinh thái là loại hình du lịch được ưu tiên phát triển. Định hướng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi phát triển du lịch cũng đang hướng tới nền kinh tế xanh, góp phần tích cực vào phát triển bền vững và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu được tham gia phát triển loại hình du lịch tâm linh cũng được quan tâm.

Trên thế giới, loại hình du lịch sinh thái đã phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường, an sinh xã hội; lấy cộng đồng người dân địa phương, bản địa làm trung tâm phát triển hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động của các dự án du lịch sinh thái, tâm linh của nước ta đang gặp phải những thách thức và áp lực rất lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế, từ cộng đồng địa phương... Nhiều giải pháp đưa ra nhằm đảm bảo được mục tiêu phát triển và hỗ trợ cho bảo tồn. Trong đó, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh được coi là giải pháp hữu hiệu, không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn thúc đẩy việc bảo tồn, giảm tác động tiêu cực của con người đối với rừng, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Do vậy, việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đối với các dự án trong lĩnh vực này rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn lập dự án và vận hành, khai thác tác động tới cơ cấu sử dụng đất, môi trường rừng và đa dạng sinh học của khu vực. Đa số các dự án du lịch là loại hình du lịch sinh thái kết hợp hoạt động du lịch với tham quan, nghỉ dưỡng, tâm linh. Vì vậy, các dự án này thường sử dụng một phần đất rừng, đất liên quan đến khu bảo tồn, rừng quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, khu văn hóa tín ngưỡng… đòi hỏi việc xem xét các tác động liên quan là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án ngay từ giai đoạn lập dự án.

Phải đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt

Dự án du lịch tâm linh, tín ngưỡng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, bảo vệ rừng và phát triển rừng, di sản văn hóa, xây dựng và bảo vệ môi trường. Theo Nghị định số 40/2019/ NĐ-CP ngày 01/7/2019 chỉnh sửa, bổ sung các nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2014, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án du lịch sinh thái tâm linh được quy định cụ thể.

Theo đó, đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là các dự án sử dụng đất, mặt nước của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, sử dụng đất rừng, khu du lịch rộng từ 10ha trở lên... thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi dự án triển khai xây dựng.

Dự án phải trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền (Bộ TN&MT) thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Dự án đầu tư du lịch thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng từ 01 ha đất trở lên của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; dự án có sử dụng từ 02 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, từ 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, từ 20 ha đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ từ 30 ha hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có diện tích từ 200 ha trở lên.

Bên cạnh đó, tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ ngày 01/7/2019 còn quy định các dự án có sử dụng từ 10ha đất lúa trở lên cũng phải lập báo cáo ĐTM và do Bộ TN&MT xem xét, phê duyệt.

Theo các chuyên gia kinh tế, môi trường, các địa phương cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước như chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường tại các dự án có gắn với du lịch sinh thái, tâm linh. Đặc biệt, xác định các yếu tố tài nguyên – môi trường ngay quá trình nghiên cứu đề xuất; tổ chức thực hiện khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngọc Bách (Moitruongdulich)

Lượt xem: 2194

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE