HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA HỘI
Cần gấp một chiến lược quản lý tổng hợp dãy Trường Sơn
Thứ Sáu, 05/03/2010 | 11:13:00 AM
Tầm quan trọng, tính thống nhất địa sinh thái và những xung đột môi trường (environmental conflicts) xuất hiện ngày càng nhiều trong việc khai thác dãy Trường Sơn đòi hỏi phải có một chiến lược Quản lý tổng hợp dãy Trường Sơn
Nguyễn Đình Hòe, VACNE
Rừng bách xanh (Phong Nha – Kẻ Bàng) và lũ gỗ ở Quảng Nam trong cơn bão số 9 năm 2009
Cách đây khoảng 15 năm thuật ngữ Quản lý tổng hợp đới bờ (biển) còn lạ tai với rất nhiều người kể cả giới khoa học nước ta . Bây giờ “Quản lý Tổng hợp đới bờ” trở thành chiến lược Quốc gia. Quản lý tổng hợp các lưu vực sông cũng đã dần trở thành quen thuộc vì tính hợp lý của nó. Tuy nhiên chưa ai nói về Quản lý tổng hợp một dãy núi nói chung và dãy Trường Sơn nói riêng. Nhưng tại sao lại không? Dãy Trường Sơn có vai trò chiến lược đa dạng đối với sự phát triển Miền Trung – Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Nam Lào và cả Đông Bắc Campuchia. (
http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=1067)
Việc phát triển đang băm nát dãy Trường Sơn cho những mục tiêu đơn lẻ của các ngành và các tỉnh. Mâu thuẫn giữa các tỉnh cùng chia sẻ nguồn nước dãy Trường Sơn đang ngày càng mở rộng (Ví dụ giữa Bình Định và Gia Lai trong thủy điện thượng nguồn sông Hà Thanh, giữa Bình Dương và Bình Phước, giữa Lâm Đồng và Bình Thuận cũng trong thủy điện, giữa thủy điện trên sông Srepok với VQG Yordon, giữa thủy điện và phát triển vùng hạ lưu sông Thu Bồn và Vu Gia tỉnh Quảng Nam,...); mâu thuẫn giữa hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản thượng nguồn, giữa đắp hồ đập trên thượng nguồn với bảo vệ nguồn nước cho hạ lưu sông; mâu thuẫn giữa trồng cao su và rừng tự nhiên; mâu thuẫn giữa các khu bảo tồn thiên nhiên với hoạt động phát triển du lịch resort và khai thác lâm sản; sự tranh chấp chưa có hồi kết giữa Quảng Nam và Kontum trong bản quyền về loài sâm Ngọc Linh,...Rồi trong khi Đà Nẵng và VQG Bạch Mã cảnh báo về sự xâm lăng nguy hại của cây lang rừng vào các khu rừng cấm Sơn Trà và Bạch Mã thì một số doanh nghiệp bảo dưỡng đường Hồ Chí Minh ở Quảng Nam lại phổ biến kinh nghiệm trồng loài cây ngoại lai này để chống sạt lở taluy đường...Thật khó thống kê hết những cảnh báo về việc phát triển manh mún, lợi chỗ này lại hại cho chỗ khác trên dãy Trường Sơn.
Thực tế trên cho thấy càng phát triển theo kiểu “mạnh ai nấy làm” như hiện nay thì sự nghiệp phát triển bền vững các tỉnh thuộc phạm vi dãy Trường Sơn nói chung và Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn nói riêng không thể đạt được mục tiêu. Hoạt động phát triển thiếu một cơ sở chiến lược quản lý tổng hợp trên toàn bộ dãy Trường Sơn như hiện nay là cảnh báo sớm cho thảm họa môi trường trên dãy núi này và những vùng liên quan dưới đồng bằng và ven biển. Đây là một chiến lược lớn cần có sự đầu tư của nhà nước, sự tham gia của các tỉnh trong phạm vi dãy Trường Sơn, của các ngành , các tổ chức khoa học trong và ngoài nước và các cộng đồng địa phương. Chiến lược này cũng rất cần thiết cho việc lập và thẩm định các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, dự án phát triển trong phạm vi dãy Trường Sơn./.
Lượt xem: 1390
Các tin khác
Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân. (12/02/2018 01:57:PM)
Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường (11/06/2013 08:14:PM)
Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước (11/06/2013 06:38:AM)
Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước (10/06/2013 10:48:AM)
Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10 (04/06/2013 07:23:PM)
Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9) (03/05/2013 04:10:AM)
Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8): (30/04/2013 08:31:PM)
Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7) (30/04/2013 03:20:PM)
Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009 (28/04/2013 08:25:PM)