quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI NGHỊ COP 15

Các nước nghèo mâu thuẫn ở Copenhagen

Thứ Năm, 10/12/2009 | 11:21:00 AM

TTO - Bất đồng giữa nước giàu và nước nghèo quanh dự thảo thỏa thuận Copenhagen chưa giải quyết xong thì nay đã lại xuất hiện mâu thuẫn lớn trong chính nhóm G77 của các nước đang phát triển.

 

Những nhà hoạt động vì môi trường Greenpeace treo tấm băng rôn "Copenhagen: Thỏa thuận lịch sử ngay lúc này!" tại đấu trường Colosseum ở thủ đô Rome (Ý) - Ảnh: DPA

Theo BBC, vụ việc bắt đầu khi các quốc đảo và một số nước nghèo muốn đưa ra dự thảo mang tính ràng buộc, cứng rắn hơn nghị định thư Kyoto nhưng một số nước lớn hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi phản đối do e ngại các quy định cứng rắn sẽ cản trở tăng trưởng của mình.

Trong đề xuất, quốc đảo Tuvalu yêu cầu các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ phải đưa ra những cam kết sẽ cắt giảm lượng khí CO2 kể từ năm 2013.

Cho đến nay nhóm G77 (thực tế là gồm 130 quốc gia nghèo và đang phát triển) vẫn giữ lập trường quan điểm có kể từ 1992 khi công ước khí hậu LHQ bắt đầu có hiệu lực: các nước giàu gây ra tình trạng trái đất nóng lên và phải chịu trách nhiệm.

Theo quan điểm này, chỉ các nước giàu mới buộc phải ký các cam kết mang tính ràng buộc về cắt giảm khí thải.

Tuy vậy, các nước nghèo và ít phát triển (ủng hộ quan điểm của Tuvalu) đang ngày càng lo ngại cách tiếp cận này sẽ không giúp chặn đà tăng khí thải trong tương lai, đặc biệt khi khí thải thay vì xuất phát từ các nước công nghiệp đang xuất phát từ các nền kinh tế đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Taukiei Kitara, trưởng phái đoàn đàm phán của Tuvalu, nói đề xuất ràng buộc mới “phần lớn là lên các nước phát triển nhưng cũng có một phần lên các nước đang phát triển.”

“Chúng tôi biết việc triển khai nghị định thư Kyoto là không hoàn chỉnh và muốn tạo ra động lực để có cam kết mạnh mẽ hơn.”

Liên minh 42 quốc đảo nhỏ (AOSIS), gồm Tuvalu, và nhóm các nước kém phát triển nhất ở châu Phi đã bác bỏ mục tiêu giữ cho nhiệt độ không tăng quá 2 độ C là không đủ.

Nhóm này cho rằng mức trần chỉ nên dừng ở 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp thì các nước mới có cơ hội đối phó được với tình trạng nước biển dâng và khô hạn.

Hiện quốc đảo Tuvalu đã đề nghị ngưng các cuộc đàm phán cho đến khi các vấn đề này được giải quyết.

Bất đồng giữa các nước G77 là một bất ngờ khi nhóm này dự kiến có tiếng nói chung tại hội nghị.

THANH TUẤN (Theo BBC, AP)

(Tuổi Trẻ, 10/12/2009)

Lượt xem: 1786

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE