quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Các loài Bướm - sự kỳ diệu của thiên nhiên

Thứ Tư, 27/01/2010 | 04:15:00 PM

(thiennhien.vn) Bướm được các nhà khoa học xếp vào loại côn trùng, không có xương sống. Hiện tại ở Việt nam có khoảng 130 loài bướm các loại. Chúng được phân bố tương đối đều trên các vùng miền của Việt Nam.


Bướm có nhiều đặc điểm nhận diện như: Bướm ăn mật hoa, bướm ăn quả thối, bướm ăn phân động vật…nhưng phần lớn của chúng yêu thích mật các loài mật hoa trong tự nhiên.

 



  Bướm LÁ ĐƠN


Bướm cũng được các nhà khoa học đặt cho nhiều tên là các loài cây, loài vật, đôi khi rất dễ thương thi vị vì vẽ đẹp đặc sắc và đa dạng muôn màu của chúng như : Bướm hổ đốm, bướm hạt dẻ, bướm đuôi công, bướm nữ chúa rừng, bướm lãng tử…Có loài bướm thích sống ở vùng núi cao như : họ bướm phấn, có loài lại thích sống ở vùng thấp, quanh quẩn những trảng trống, những cậy bụi như họ bướm Giáp…

 

   Bướm Phượng PARI


Bướm đẻ trứng, tạo kén thành nhộng…sau cùng nở thành bướm. Bướm thường nở từ tháng 3 đến tháng 7 trong năm. Khi bướm nở là một hiện tượng kỳ thú và đặc sắc vào loại bậc nhất của rừng. Đó là bướm luôn nở hàng loạt có khi đến hàng trăm ngàn con. Chúng có thể đậu tập trung vào một bờ đất, buội cây, hay một dãi đá sám…Chúng đậu nhiều đến nỗi: khi chúng đậu vào đất thì đất biến thành một bãi bướm, đậu vào cây thì cây biến thành một cây bướm…sự đông đúc của chúng luôn tạo ra cho con người từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và vẻ đẹp của chúng luôn làm say đắm lòng người. Trong những lúc như vậy, nếu có một ai đó đi vào vùng bướm đậu thì chúng sẽ bay lên…che kín không còn nhìn thấy người…Đó là một trong muôn vàn những điều kỳ thú của tự nhiên.

 

      Sự kỳ thú của thiên nhiên

 

Tuy nhiên, những điều kỳ thú ấy tồn tại không lâu, chúng chỉ đậu như vậy ít nhất là một vài giờ, nhiều nhất là một ngày. Sau thời gian đó chúng tản đi, bay đi đâu không rõ…con người muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy một lần nữa thì phải đợi đến năm sau.

Hiện tại, do nạn chặt phá rừng, san ủi rừng trồng cây cao su, con người xịt thuốc khai hoang để làm nương rẫy…nên môi trường sinh sống của phần lớn các loài bướm bị xáo trộn, bị tiêu diệt nên chúng ngày càng ít dần và tuyệt chủng. Nếu sự tàn phá rừng không dừng lại kịp thời thì đến một ngày nào đó - Bướm loài côn trùng đa dạng sắc màu, rực rỡ, quyến rủ nhất hành tinh chỉ còn trong ký ức./.

 Bài và ảnh: Lê Hoài Phương

(Thiennhien.vn)


(Bộ ảnh này được chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông Tánh Linh Bình Thuận và tại núi Bể xã Tân Thắng huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào các năm 2005, 2006, 2007, 2008)
 

Lượt xem: 9945

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE