quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bò tót Ninh Thuận: Lộc của rừng xanh

Thứ Hai, 18/08/2014 | 10:28:00 AM

Khi xuất hiện một số các thể bò Tót đực ở Vườn quốc gia Phước Bình sống với bò nhà tại vùng đệm VQG Phước Bình. Xuất hiện hiện tượng thú vị xảy ra, bò Tót đã giao phối với bò nhà và cho ra nhưng cá thể thể bò lai vượt trội hơn.



Ngay từ năm đầu tiên về sống với bò nhà, theo quan sát thấy bò Tót sống thân thiện với bò Cái nhà và Bê con, riêng đối với bò Đực nhà thì bò Tót thường tấn công bất cứ con đực nào và đã làm bị thương 3 con bò đực. Từ đó người dân không dám chăn thả bò đực tại khu vực bò Tót xuất hiện mà chỉ thả bò cái và bê con.

Hiện tượng thú vị xảy ra theo ghi nhận của người dân, bò Tót đã giao phối với bò nhà và đến tháng 9 năm 2010, cá thể bò lai đầu tiên đã ra đời và những năm tiếp theo, những cá thể bò lai lần lượt ra đời. Cho đến nay, theo thống kê của cán bộ VQG đã có hơn 20 cá thể bò lai ra đời.

Những bê lai F1 mau lớn hơn các bê nhà cùng độ tuổi; về ngoại hình, bê không có u vai và yếm rốn; đầu hơi nhỏ, trán rộng và lõm; mặt hình chữ V; sừng nhọn và phát triển sớm. Khi mới sinh, bê lai có lông màu nâu vàng- xám nâu, khác khá rõ với bê bò nhà; sau 3-4 tháng tuổi, lông chuyển dần sang màu nâu đen ở toàn thân, ngoại trừ  4 chân từ khuỷu chân trở xuống móng có màu trắng. Ngoại hình và màu lông các bê lai F1 tương tự bò Tót (Bos gaurus).


 

Sơ đồ giả thiết lai giữa bò Tót đực và bò cái nhà ở Ninh Thuận



 Bê con  to cao hơn nhiều những con cùng tháng tuổi, không có u vai và yếm cổ
Bê đực lai (1, 6 và 12 tháng tuổi) có hình thể vượt trội so với bê nhà và bò mẹ

Bê cái lai (8 tháng~1 năm tuổi)

 
 
Đàn bê lai F1 giữa bò Tót đực (Bos gaurus) và bò cái nhà (Bos taurus)
 
Tại Vườn Quốc gia Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
 

Mặc dù về mặt khoa học chưa xác định được đây là bò lai giữa bò Tót và bò nhà nhưng về ngoại hình, các con này khác hẳn với bò nhà và càng lớn càng giống bò Tót, vì vậy một số thương lái mua bò vào mua những con này với giá cao hơn gấp 1,5 đến hai lần bò nhà cùng độ tuổi. Nhờ được sự tuyên truyền của cán bộ Vườn Quốc gia nên người dân nhất quyết không bán cho thương lái.

Nếu giám định điều này là đúng, thì đây là trường hợp hy hữu, vô cùng hiếm gặp, có lẽ là duy nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, khó có thể gặp lại, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn trong chăn nuôi đại gia súc. Cần phải có kế hoạch nghiên cứu sâu, kịp thời, nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm, đặc biệt kết hợp đưa vào các tổ hợp lai ưu thế mới, tạo ra các dòng, giống bò thịt vượt trội.

Vũ An (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 8801

Các tin khác

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

Triển vọng rừng nhiệt đới 2025: Những câu chuyện đáng chú ý khi năm mới bắt đầu

(09/01/2025 09:25:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE