Chẳng hạn như cây Bách "El arbol" tại quảng trường của thành phố Tule ở Mêhicô có tuổi thọ trên 2.000 năm tuổi vói chu vi gốc đạt 58 m, cây Moabi trong rừng già châu Phi có tuổi thọ đến 2.500 năm, quần thể cây thông trong sa mạc White Mountains ở Caliíornia có tuổi thọ hơn 4.000 năm tuổi, đặc biệt cây già nhất thế giới là cây "Mathusalem" có tuổi đời 4.771 tuổi.
Ở Việt Nam, có cây chò đã sống trên 1.000 năm đang hiện hữu ở khu rừng ẩm thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương - Ninh Bình; Cây sa mu dầu trên 1.000 năm cao trên 50 m trong khu rừng nguyên sinh ở Khe Bu tại VQG Pù Mát - Nghệ An; Cây dã hương ở Tiên Lục - Bắc Giang cũng trên 1.000 tuổi đang chống chọi với thiên nhiên và đứng vững trên vùng đất quan họ thật kỳ vỹ hoành tráng, đây là một trong hai cây dã hương cổ nhất trên thế giói đã có tên trong từ điển Bách khoa của Pháp năm 1932.
Trong tâm thức của mỗi người dân nông thôn Việt Nam, hình ảnh "cây đa, giếng nước, sân đình" đã in sâu từ thuở thơ ấu và khi lớn lên mỗi khi đi xa ta không thể nào quên. Có thể nói, làng quê nào cũng trở nên đẹp và thân thương hơn nhờ bóng dáng cổ thụ. Tự ngàn xưa, cổ thụ đã trở thành một di sản được mọi người dân nâng niu, trân trọng và tìm cách lun giữ. Ớ nhiều nơi, cổ thụ được ví như cụ già nhân từ, tỏa bóng mát che con, cho những đứa trẻ vui đùa, nuôi dưỡng những khát vọng vào đòi. Cây cổ thụ như một biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, một biểu tượng linh thiêng trong không gian văn hóa Việt.
Cây cổ thụ gắn với di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng. Cây cổ thụ, cây di tích là những chứng tích lịch sử - văn hóa, ghi nhận những giá trị truyền thống cách mạng; nhiều cây cổ thụ trong các thời kỳ kháng chiến được sử dụng làm địa điểm liên lạc, đài quan sát, noi cắm cờ cách mạng, gắn liền với truyền thống cách mạng của dân tộc.
Cây cổ thụ gắn với các truyền thuyết, các đền chùa còn được vinh danh là các thần cây mang yếu tố tâm linh, gìn gừ đất đai, mùa màng, mưa thuận gió hòa cho con người.
Như vậy, cây cổ thụ là tài sản vô giá, không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên, chứng tích lịch sử mà còn là nét đẹp văn hóa, tâm linh của người Việt và nhân loại.
Do tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu và sự thiếu ý thức của con người, các di sản địa phương trong đó có cây cổ thụ đã mai một dần, đặc biệt những cây cổ thụ trong rừng thì việc giữ gìn, bảo tồn là vô cùng khó khăn. Bên cạnh những cây đã chết, trong số cây còn lại bị mục rỗng, thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh có nguy cơ mất dần là rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách nghiên cứu thực trạng cây cổ thụ để từ đó có giải pháp bảo tồn, tôn tạo những chứng tích văn hóa lịch sử quý giá này.
Giải pháp nào để bảo tồn cây cô thụ?
Hiện nay, có rất nhiều cây cổ thụ được cộng đồng gìn giữ như cây đa Tân Trào, cây nhãn Tổ ở Phố Hiến (Hưng Yên), cây dầu đôi ở Nha Trang... Điều đáng quý là dù không có bất cứ hương ước, quy định nào nhưng người dân địa phương đều ý thức được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây cổ thụ. PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết "Nhân dân thấy rõ giá trị vật chất và phi vật chất, gắn với tâm linh làng xã, gắn vói anh hùng giữ nước nên họ xem cây như là thành hoàng sống, mang phúc cho làng. Dân mình nhiều noi còn nghèo, ăn chưa đủ no, nhà chưa đủ lành mà đã biết hy sinh vì những cái cây. Đó chính là phẩm chất của người Việt Nam, họ không xem tiền của là tất cả. Cái họ xem trọng là những gì gắn vói quê hương lịch sử, gắn với văn hóa".
Có thể thấy, VACNE là một tổ chức tiên phong đi đầu trong việc bảo vệ cây quý khi phát động phong trào công nhận Cây di sản. Bảo tồn Cây di sản có nghĩa là trực tiếp bảo tồn được nguồn gen đa dạng sinh học, cái vốn quý nhất của sự sống. Thông qua sự kiện này, ý thức BVMT của mọi tầng lóp nhân dân được nâng cao rõ rệt, từ đó tiếp thu và phát triển nếp sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên của ông cha, xây dựng các hành vi ứng xử vói môi trường phù hợp. Sự kiện bảo tồn Cây di sản Việt Nam là cơ hội tăng cường sự phối họp BVMT giữa cộng đồng với nhau, giữa cộng đồng với chính quyền, trong nước và quốc tế. Điều này lý giải tại sao chỉ trong thời gian ngắn, cộng đồng và chính quyền nhiều địa phương đã hưởng ứng và tham gia nhiệt tình vói nhiều sáng kiến. Sự kiện bảo tồn Cây di sản Việt Nam của VACNE thực sự đã đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, bảo tồn cây cổ thụ cần có những quy định pháp lý, cụ thể như gắn với Luật Đa dạng sinh học và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Mỗi địa phương cần ban hành quy chế quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý.
Cây cổ thụ không chỉ là di sản mà hơn thế còn là thực thể sông sinh động, có linh hồn, góp phần làm đẹp cho con người. Mỗi cây cổ thụ hội tụ nét đẹp văn hóa ngàn đòi, kết tinh thành bản sắc Việt Nam. Cây cũng như con người, có sinh, có tử nhưng việc bảo tồn cây cổ thụ là việc cần làm, cộng đồng cùng chung tay bảo tồn cây cổ thụ cho thế hệ mai sau.