quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA HỘI

Báo Đất Việt: Sớm hình thành khu bảo tồn Trường Sơn xuyên biên giới

Thứ Bảy, 20/03/2010 | 04:23:00 PM

Không chỉ chạy suốt 19 tỉnh của Việt Nam, dãy Trường Sơn còn liên quan đến ba nước Campuchia, Lào và Thái Lan. Vì vậy các nhà khoa học kiến nghị nên hình thành khu bảo tồn xuyên biên giới Virachay - Dong Am Phan - Chư Mom Ray (Việt Nam – Lào – Campuchia) để các nước cùng bắt tay bảo vệ Trường Sơn.

 


Đây là một trong những kiến nghị được thống nhất cao sau hai ngày diễn ra hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2” vừa tổ chức tại Hà Nội. Trên 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế đến từ Campuchia, Lào, Thái Lan, Philippines đã đến dự và cùng bàn các giải pháp để bảo vệ dãy Trường Sơn trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Xây dựng trạm cứu hộ động vật cho 3 biên giới

Ông Vũ Văn Dũng, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam đại diện đưa ra kiến nghị của 35 nhà khoa học, quản lý của đại diện Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH) và ba khu bảo tồn Virachay, Dong Am Phan, Chư Mom Ray, tổ chức WWF. Nhóm này kiến nghị xúc tiến việc xây dựng và ký kết biên bản ghi nhớ giữa ba nước để tăng cường hợp tác trong bảo tồn ĐDDS.

Vấn đề trên cũng từng được đề cập tại cuộc hội thảo tổ chức tháng 11/2006 với chủ đề “Tăng cường hợp tác xuyên biên giới và bảo tồn ĐDSH giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam” họp tại Campuchia, các Bộ trưởng Bộ Môi trường đều thống nhất tăng cường hợp tác trong công tác Bảo tồn ĐDSH và đề nghị thành lập cụm bảo tồn xuyên biên giới Virachay - Dong Am Phan và Chu Mom Ray ở vùng ngã ba biên giới. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản chính thức được ký kết.

Trong khi chờ đợi việc ký kết giữa ba nước, các nhà khoa học kiến nghị các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế như WWF, FFI, ACB… hỗ trợ kinh phí để có thể tiến hành khảo sát ĐDSH ở ba khu bảo tồn: Virachay, Dong Am Phan và Chu Mom Ray.

Bên cạnh đó cũng kiến nghị các khu bảo tồn xuyên biên giới khác nằm dọc biên giới ba nước Đông Dương sớm phối hợp với nhau trong công tác trao đổi thông tin, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn nạn khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã trái phép… trong khuôn khổ hợp tác giữa các tỉnh biên giới.

  Cần sớm có kế hoạch cụ thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. Ảnh Ngọc Linh


Cần có bộ chỉ thị quốc gia về ĐDSH

Theo ThS Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn ĐDSH, nếu không có quan trắc ĐDSH thì không thể thực hiện tốt và hiệu quả công tác bảo tồn. Ở Việt Nam, đã có một số dự án, chương trình liên quan đến điều tra, giám sát đa dạng sinh học như giám sát chim, chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, chưa có tiếp cận tổng thể, hệ thống ở cấp độ quốc gia về vấn đề quan trắc ĐDSH.

Đến nay, đã có nhiều phương pháp được thực hiện để điều tra, giám sát, quan trắc ĐDSH. Tuy nhiên, các phương pháp cần được công nhận và thống nhất sử dụng trong cả nước. “Đây là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu để chính phủ sớm ban hành bộ chỉ thị quốc gia phục vụ quan trắc đa dạng sinh học”, bà Nhàn nói.

Tại hội thảo các nhà khoa học cũng kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu khoa học cần xây dựng đề án tổng thể quan trắc đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

TS Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, tất cả những kiến nghị của các nhà khoa học sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý có những kế hoạch cụ thể cho việc bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn trong thời gian tới.

Nghiên cứu cách “chung sống” với cây mai dương

Trước sự xâm hại nhanh chóng của cây mai dương (tên thường gọi của Mimosa pigra) tại dãy Trường Sơn làm ảnh hưởng đến chất lượng đất và các loài sinh vật khác song chưa có giải pháp hữu hiệu để triệt tiêu, các nhà khoa học kiến nghị: Nghiên cứu về các ứng dụng của Mai dương: thức ăn cho gia súc, trồng nấm; nên có những nghiên cứu các hoạt chất của cây mai dương để phục vụ cho lợi ích con người; cần có đánh giá đúng về cây mai dương, cả về tiêu cực và tích cực (như bên Thái Lan dùng nuôi cánh kiến), tìm chiến lược để “chung sống“ với mai dương.

Bích Ngọc

(Đất Việt, 20/3/2010)

Lượt xem: 1756

Các tin khác

Bài 8 (5 Tet): Mở rộng hoạt động xã hội, chia sẻ khó khăn với nhân dân.

(12/02/2018 01:57:PM)

Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước – Mười năm một chặng đường

(11/06/2013 08:14:PM)

Một số hình ảnh lễ tổng kết 10 năm và trao giải lần thứ 10 Cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

(11/06/2013 06:38:AM)

Mười năm cùng cố gắng vì môi trường nước

(10/06/2013 10:48:AM)

Mời tham dự Lễ tổng kết 10 năm Cuộc thi và trao giải Cuộc thi Nước lần thứ 10

(04/06/2013 07:23:PM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (9)

(03/05/2013 04:10:AM)

Một vài thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây (8):

(30/04/2013 08:31:PM)

Một số thông tin về Cuộc thi nước những năm trước đây (7)

(30/04/2013 03:20:PM)

Một số thông tin về các cuộc thi nước những năm trước đây: (6) : 2008-2009

(28/04/2013 08:25:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE