quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Báo cáo tổng kết Hội thảo Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2

Thứ Sáu, 26/03/2010 | 03:54:00 PM

Báo cáo tổng kết Hội thảo Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2 do Hội Bảo vệ TN&MT VN và Cục Bảo tồn ĐDSH tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 18-19/3/2010.

HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
   
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
 
HỘI THẢO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DÃY TRƯỜNG SƠN LẦN THỨ 2
 
BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THẢO
Người trình bày: TS. Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch VACNE
1. Hội thảo Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 18-19/3/2010. Trên 200 đại biểu, trong đó có 15 đại biểu quốc tế từ Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Philippin đã đến dự.
Các đại biểu đã họp ở phiên toàn thể và 5 tiểu ban, đã nghe và thảo luận tổng số 36 báo cáo, tham luận. Trên 100 lượt người đã phát biểu ý kiến.
2. Hội thảo đã nhấn mạnh:
Ø       Việc tổ chức Hội thảo Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn với các thông điệp về ĐDSH/vùng lãnh thổ dãy Trường Sơn/Biến đổi khí hậu là đúng đắn, kịp thời, được sự đồng tình, hưởng ứng của cộng đồng trong và ngoài nước
Ø       ĐDSH dãy Trường Sơn đang xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến an ninh môi trường và phát triển bền vững không chỉ của các địa phương trong vùng mà cả Việt Nam, Lào, Campuchia và rộng hơn
Ø       ĐDSH dãy Trường Sơn còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ, việc bảo tồn ĐDSH nơi đây còn nhiều bất cập, cần tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH trong một chiến lược tổng thể , tính đầy đủ đến các yếu tố biến đổi khí hậu toàn cầu
Ø       Trước mắt, cần và có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp có hiệu quả để bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, từ việc hoàn thiện tổ chức, luật pháp đến huy động sự tham gia của cộng đồng trong và ngoài nước.
3. Hội thảo nhiệt liệt hoan nghênh và tán đồng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam”. Tất cả mọi người cần có những hành động cụ thể tích cực tham gia sự kiện này, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và của Trường Sơn.
4. Kiến nghị chung của Hội thảo được thể hiện trong số liệu tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến mà đại đa số những người được hỏi đã trả lời (85%). Các đại biểu đều nhất trí tiếp tục tổ chức các Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn và cần tổ chức biên soạn cuốn “tổng quan về Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” dựa trên kết quả các hội thảo của Hội và Cục Bảo tồn ĐDSH.
5. Hội thảo rất nhất trí với các nhận định và kiến nghị của các Tiểu ban. Rất mong các cơ quan có thẩm quyền, các địa phương, các tổ chức liên quan trong và người nước quan tâm, nghiên cứu, chấp nhận. Cụ thể là:
Ø       Tiểu ban 1: Tăng cường năng lực Bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới: Thành lập Cụm Khu Bảo tồn xuyên biên giới Virachey- Đông Am Pham- Chư Mom Ray:
-         Khu Bảo tồn XBG là một công cụ hữu hiệu. nhằm tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học của mỗi nước thành viên. Rất hoan nghênh Ban tổ chức đã xếp nội dung: Khu Bảo tồn XBG vào chương trình của Hội thảo và mời đại biểu của 3 nước láng giềng: Căm Pu Chia, Lào, Thái Lan và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế như WWF, ACB, đến tham dự.
-         Đánh giá cao sự nỗ lực của 3 nước láng giềng Campuchia, Việt Nam và Lào với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WWF, UNDP đã đặt vấn đề hợp tác trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và xây dựng khu Bảo tồn XBG khá sớm như:
+       Các Dự án RAS /93/102 do UNDP tài trợ được triển khai từ năm1993, Dự án LINC do WWF tài trợ liên kết 2 khu Hin Nam No và Phong Nha Kẻ Bàng được thực hiện năm 1998…
+       Việc hợp tác trong bảo tồn DDSH và xây dựng khu Bảo tồn XBG cũng được Chính phủ 3 nước Đông Dương quan tâm. Diễn đàn ĐDSH lần lượt được tổ chức tại Lào năm 2003, Căm Pu Chia 2004 và 2006 với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Môi trường 3 nước. Trong Diễn đàn ĐDSH năm 2006, Căm Pu chia đề nghị xúc tiến xây dựng MoU giữa 3 nước. Trong cuộc Hội thảo lần thứ nhất tháng 11/2006 với chủ đề “ Tăng cường hợp tác xuyên biên giới và bảo tồn   ĐDSH giữa các nước CPC. Lào và Việt Nam” họp tại Căm Pu Chia, các Bộ trưởng Bộ Môi trường đều thống nhất tăng cường hợp tác trong công tác Bảo tồn Đa dạng sinh học và đề nghị thành lập cụm Bảo tồn XBG Virachay-Dong Am Phan và Chu Mom Ray ở vùng Ngã ba biên giới .
+       Kiến nghị xúc tiến việc xây dựng và ký kết MoU giữa 3 nướcđể tăng cường hợp tác trong bảo tồn ĐDDS.và thành lập được khu BTXBG đầu tiên tại Đông Dương
-         Trong khi chờ đợi việc ký kết MoU giữa 3 nước, kiến nghị các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế như WWF, FFI, ACB… hỗ trợ kinh phí để có thể tiến hành khảo sát Đa dạng sinh học ở 3 khu BT: Virachay, Dong Am Phan và Chu Mom Ray và xây dựng 1 trạm cứu hộ động vật ở vùng 3 biên giới. Đây là một trong các khu vực có tính ĐDSH cao nhất của vùng sinh thái Dãy Trường Sơn.
-         Kiến nghị các khu Bảo tồn XBG khác nằm dọc biên giới 3 nước Đông Dương sớm phối hợp với nhau trong công tác trao đổi thông tin, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn nạn khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã trái phép… trong khuôn khổ hợp tác giữa các tỉnh biên giới .
-         Các báo cáo đã trình bầy trong Tiểu Ban 1 của đại diện 3 nước và tổ chức quốc tế đã giới thiệu nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ các khu Bảo tồn, đặc biệt là kinh nghiệm lôi cuốn cộng động tham gia bảo vệ các khu Bảo tồn. Kiến nghị, các báo cáo này được dịch ra tiếng Anh và in ấn để gửi cho các địa chỉ cần thiết
-         Các đại biểu mong muốn có nhiều thời gian và nhiều cơ hội trao đổi về các vấn đề hợp tác trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và thành lập khu BTXBG hơn nữa. Kiến nghị các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương của 3 nước quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề trên để tăng cường công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của mỗi nước.
-         Đề nghị Ban tổ chức sớm in Kỷ yếu hội thảo và gửi đến các đại biểu và các địa chỉ cần thiết của cả 3 nước
Ø       Tiểu ban 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng Đề án tổng thể quan trắc đa dạng sinh học
-         Khẳng định tầm quan trọng của quan trắc đa dạng sinh học: nếu không có quan trắc đa dạng sinh học thì không thể thực hiện tốt và hiệu quả công tác bảo tồn.
-         Ở Việt Nam, đã có một số dự án, chương trình liên quan đến điều tra, giám sát đa dạng sinh học. Tuy nhiên, chưa có tiếp cận tổng thể, hệ thống ở cấp độ quốc gia về vấn đề quan trắc đa dạng sinh học.
-         Các chương trình hiện tại có liên quan đến đa dạng sinh học như giám sát chim, chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng… đã có những kết quả khả quan và có thể đóng góp vào Chương trình/ Đề án tổng thể về quan trắc đa dạng sinh học quốc gia.
-         Đến nay, đã có nhiều phương pháp được thực hiện để điều tra, giám sát, quan trắc đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các phương pháp cần được công nhận và thống nhất sử dụng trong cả nước.
-         Để quan trắc đa dạng sinh học, cần xác định được các chỉ thị đa dạng sinh học. Đây là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu để chính phủ sớm ban hành bộ chỉ thị quốc gia phục vụ quan trắc đa dạng sinh học.
-         Việt Nam cần thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành đề án tổng thể về quan trắc đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên thực hiện chương trình quan trắc đa dạng sinh học ở dãy Trường Sơn.
-         Để thực hiện tốt công tác quan trắc đa dạng sinh học, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, các chỉ thị đa dạng sinh học cần được hài hoà với hướng dẫn của Công ước Đa dạng sinh học và các hướng dẫn của quốc tế, khu vực.
-         Cần tăng cường nguồn nhân lực, tài lực và sự phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện quan trắc đa dạng sinh học.
-         Vấn đề quan trắc đa dạng sinh học là một vấn đề khó, còn nhiều vấn đề phải thảo luận thêm, và cần tổ chức thêm nhiều cuộc họp, hội thảo như thế này để huy động sự đóng góp của các chuyên gia.
Ø       Tiểu ban 3: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
-         Quy hoạch bảo tồn ĐDSH là vấn để mới và phức tạp
-         Quy hoạch bảo tồn ĐDSH quốc gia là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về ĐDSH và cần sớm được ban hành.
-         Các báo cáo đã cung cấp được cơ sở khoa học, phương pháp luận xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, tạo được cơ sở khả thi để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
-         Các ý kiến nhất trí kiến nghị cần sớm có chiến lược quản lý tổng hợp bảo tồn ĐDSH quốc gia và sớm đưa nội dung này vào Luật.
-         Cần đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản đầy đủ và toàn diện về đa dạng sinh học Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học.
-         Cần xây dựng các giải pháp hỗ trợ thực hiện quy hoạch, đặc biệt là: quy hoạch nguồn nhân lực (như đội ngũ cán bộ về phân loại học, cán bộ bảo tồn thực địa…); xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất về đa dạng sinh học.
-         Cần thúc đẩy công tác xây dựng hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam; sớm ban hành Nghị định về hành lang đa dạng sinh học.
-         Cần tiếp tục tổ chức các hội thảo khoa học về bảo tồn ĐDSH quốc gia và cho các vùng sinh thái có tính đa dạng sinh học cao.
Ø       Tiểu ban 4: Tăng cường năng lực quản lý hệ thống các khu bảo tồn
-         Một số kinh nghiệm thực tiễn
+         4 phương châm bảo tồn: hiệu quả, cân bằng, công bằng và quản lý có tri thức (Thái Lan)
+         Gộp một số khu bảo tồn gần nhau thành complex để bảo tồn hiệu quả (Thái Lan)
+         Gắn bảo tồn với phát triển kinh tế xã hội, không chỉ là mục tiêu khoa học (Thái Lan, Việt Nam)
+         Các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG thuộc Bộ Môi trường để quản lý thống nhất (Campuchia)
+         Bộ quốc phòng tham gia hỗ trợ bảo tồn (Campuchia)
+         Nguyên tắc bảo tồn là fair, accountability và transparency (Campuchia)
+         Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở Luật pháp, chính sách (Việt Nam)
-         Thách thức
+         Chức năng bảo tồn còn phân tán, chồng chéo (Thái Lan, Việt Nam)
+         Gắn bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cộng đồng (Campuchia, Việt Nam)
+         Tăng cường thể chế quản lý các Khu bảo tồn biển và ĐNN (Việt Nam)
+         Khu bảo tồn là 1 thể thống nhất nhưng lại bị điều phối bởi các Bộ Luật và Bộ ngành khác nhau (Việt Nam)
+         Bảo tồn chống lại được lâm tặc (Việt Nam)
+         Kế hoạch bảo tồn và các chương trình KTXH còn mâu thuẫn (Việt Nam)
-         Đề xuất chung
+         Thành lập network giữa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia hoặc của ASEAN để trao đổi kinh nghiệm và thông tin
+         Hợp tác khu vực trong bảo tồn xuyên biên giới và sinh vật di cư
+         Tìm kiếm và chia sẻ tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn
Ø       Tiểu ban 5: Ngăn ngừa và Kiểm soát sự lan rộng của cây Mai Dương ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á

Sau khi nghe giới thiệu về cây Mai Dương, về tác hại của cây Mai Dương cũng như kinh nghiệm phòng ngừa và kiểm soát cây Mai Dương ở Thái Lan, Tiểu ban đã  nhất trí nhận định:  
-         Các khó khăn trong phòng trừ
+         Khả năng sinh trưởng và sinh sản cao, tái sinh mạnh bằng chồi sau khi chặt và đốt
+         Phát tán bằng hạt không thể kiểm soát được
+         Không thể diệt trừ triệt để các cây mọc đơn lẻ và khó tiếp cận (ven sông, suối)
-         Chiến lược kiểm soát và phòng trừ
+         Hợp tác xây dựng và tăng cường năng lực quản lý
+         Thúc đẩy chia sẻ thông tin và phối hợp nghiên cứu
+         Vận động chính phủ các nước phát triển chính sách chung của khu vực
+         Thiết kế và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá rủi ro
+         Phát triển chương trình nâng cao nhận thức xã hội và khuyến khích tham gia phòng trừ
+         Huy động nguồn lực xã hội và vận động tài chính
Từ đó cho thấy Ban Tổ chức sẽ phải tích cực chuẩn bị Hội thảo lần 3 và 1 trong những nội dung tập trung vào biên soạn tài liệu “Tổng quan về bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn”. Thời gian và địa điểm sẽ được thông báo sau. Ban Tổ chức rất mong những người được mời sẽ tích cực tham gia soạn thảo cuốn sách quan trọng này.
Cảm ơn các quý vị đại biểu, các đơn vị tài trợ, các báo cáo viên, các phóng viên đã góp phần làm cho Hội thảo Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần 2 thành công tốt đẹp.
Xin được gặp lại quý vị đại biểu tại Hội thảo Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần 3.

Lượt xem: 3715

Các tin khác

Sách Sách và Sách

(20/04/2025 02:19:PM)

Xuyên đại ngàn theo dấu chân sao la ở Hà Tĩnh

(18/04/2025 07:05:AM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2025

(15/04/2025 08:28:AM)

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 03:12:PM)

Phóng sự ảnh Chương trình Phú Thọ - Khát vọng xanh năm 2025

(04/04/2025 09:12:AM)

VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”

(26/03/2025 04:11:PM)

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC

(25/03/2025 11:14:AM)

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2025 05:23:PM)

Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân

(19/03/2025 09:48:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE